LTS: Bài này được viết trong
giới hạn vài trang trong thế gới blog nên Lá Bàng không thể viết quá dài mà chỉ
có tính chất tâm sự/tham khảo. Trọng tâm
bài viết là ‘tình yêu miền Bắc, sắc đẹp miền Nam ’ và sự chuyển hóa qua lại giữa
chúng một cách tự nhiên.
---------------------
---------------------
Muốn viết về chủ đề ‘miền Bắc và miền Nam’ thì mình phải có
ít nhiều lòng tin vì mình đã từng làm ăn/sinh hoạt/kết bạn, thậm chí ‘yêu
đương’ với người của cả 2 miền, đó là do số phận: trường đại học bôn ba đã ‘cử’
mình đi khắp mọi miền của đất nước mà các ký sự dưới đây sẽ một phần minh họa
điều đó.
*
Thế nào là miền Bắc và thế nào là miền Nam ? Mình sẽ
không phân biệt chúng theo ‘kinh sách’ mà theo ‘kinh nghiệm’. Các khái niệm
người miền Bắc, miền Trung và miền Nam thường chỉ có giá trị trong các
sinh hoạt/giao tiếp cụ thể, nghiên cứu, hay trong văn thơ… Theo mình, miền Bắc hay miền Nam được đặc
trưng bởi tính lịch sử/địa lý, phong tục tập quán, 'tiếng' nói/cách phát âm…, mà
trên thực tế, việc nói tiếng Bắc hay tiếng miền Nam là có tính chất quyết định.
Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, khu vực phía bắc dãy núi Hoành Sơn gọi là Đàng Ngoài, phía nam là Đàng Trong; Hoành Sơn cùng gắn liền với các địa danh như Sông Gianh, Đèo Ngang, từ Quảng Bình sang Hà Tĩnh, có câu ‘Hoành Sơn nhất đái, vạn đại chung thân’ - Nguyễn Bỉnh Khiêm (thời Nguyễn Hoàng, năm 1600)... Rồi ‘Sông Bến Hải được biết đến nhiều nhất vì vị trí chia cắt hai miền
Cũng có lý khi do thói quen, người ta thường xem người Quảng Trị, Huế, Nam-Ngãi-Bình-Phú, đến tận Bình Thuận, Đồng Nai và Sài Gòn là người miền Nam, kể cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (từ Long An đến tận Cà Mau/Kiên Giang) - được gọi là ‘miền Tây’ và được quốc tế thừa nhận là có một nền văn hóa không những độc đáo ở VN mà còn trên toàn thế giới.
Và theo mình, ‘miền Bắc’ bao gồm Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng (Vĩnh Phúc đến đến hết Ninh Bình, kể cả Hà Nội), vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và Quảng Bình. Thật vậy, mình có một người em rể người Quảng Bình mà trước đây không có ai nghĩ anh ấy là người miền Bắc, nhưng năm 1998, mình có tham gia tổ chức một hội thảo ở Quảng Bình, ban đầu mình nói họ không nghe được và họ nói mình cũng không hiểu, hì.. hì….; năm 2000, mình có làm việc ở Quảng Trị hơn một tháng, nhưng mình không hề có cảm giác họ là người miền Bắc; cũng năm 2000, mình đưa con mình ra Hà Nội học, các cháu Hà Nội bảo nó là người miền Nam, còn khi mình đưa nó vào học ở Mũi Né, các cháu Phan Thiết bảo nó là dân Bắc kỳ!...
*
Người miền Bắc, theo mình, bao gồm các cộng đồng những người
nói tiếng Bắc, và miền Nam bao gồm các cộng đồng những người nói tiếng miền
Nam, tạm thời nói là hiện nay ta có trung bình 45 triệu người miền Bắc và 45
triệu người miền Nam.
Mô tả về miền Bắc, không thiên về chính trị/tôn giáo, mình
vẫn ‘kết’ câu châm ngôn tiếng Anh sau đây: ‘Yesterday
is history, tomorrow is mystery and today is present’ (= hôm qua là lịch
sử, ngày mai là bí ẩn và hôm nay là món quà), và các câu thơ dân gian sau:
-Bể dâu sâu lặng dòng
sông thức
Khắc khổ thăng trầm
hóa càng cao (Văn Đuyến)
-Đất lành sinh những
bông hồng
Mẹ hiền sinh những anh
hùng thi nhân (Khuyết danh)…
Dường như người miền Bắc có tính cộng đồng ‘nặng’ hơn người
miền Nam, trong đó giỗ quảy, lễ hội, đám cưới… là các cơ hội để họp mặt cộng
đồng, ngoài ra, trước đây có rất nhiều người cùng họ trong một thôn lấy nhau
(cách nhau 4 đời) mà cùng một người, lúc thì mình gọi là anh, lúc thì mình gọi
là cháu, biết thế nào mà lần!... Có các câu thơ sau đây:
-Đường làng thẳng tắp
dọc ngang
Dù quen dù lạ dễ dàng
qua nhau, hay:
-Riêng chung gắn với
ruộng đồng
Buồn, vui, thiếu, đủ nhờ
bông lúa vàng (Văn Đuyến)
-Vườn bao la hương sắc
dậy xôn xao
Hoa tìm hoa và lá tìm
gặp lá
Hương gặp hương và quả
tìm gặp quả
Cả đất trời như rối
rít tìm nhau (Khuyết danh)…
Và cái gì xảy ra trong thôn/xã họ đều biết, ví dụ: ông A nói
phét nhất: ‘đứng trên ngọn chuối nhìn thấy tòa thánh Va-ti-căn’, ông B là ngố
nhất, ông C là keo kiệt nhất, ông D chùi đít bằng que kem…
Nói ngoài lề một tí, người trong Nam hay dùng thành ngữ ‘sĩ
phu Bắc kỳ’ để ám chỉ không mấy tốt đẹp về một số trí thức ở miền Bắc mà có một
hay nhiều khả năng sau đây: khá thiên về các thủ đoạn/tham vọng chính trị thời
phong kiến hay thời Tiền Chiến, thường ăn nói quá khách sáo, nói
móc/xoáy-xoay (‘nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’), hài chính trị, động tác giả nhiều
hơn là thật… (nhân vật đặc trưng là
Nguyễn Hữu Chỉnh!). Điều này có đúng phần nào, nhưng không thể vơ đũa cả nắm, vì
Thăng Long (và các khu vực lân cận) vốn là trung tâm chính trị-văn hóa, mà, để
tồn tại, họ phải đối phó với các tập đoàn xâm lược từ phương Bắc trên ngàn năm
(từ năm 938!) và gần đây là bọn Pháp, Anh, Nhật, Mỹ…, do đó, 'có lẽ' một số người có thói quen tư
duy chính trị và ứng xử kiểu cung đình khách sáo, ngoài ra, họ phải chiến đấu
với các điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt (đặc biệt là năm nào cũng có
bão, tường nhà phải xây dày 20cm)… Có các câu thơ sau:
-Trời làm đảo lộn lăng
nhăng
Ông hóa ra thằng,
thằng lại hóa ông (Ca dao)
-Không biết ngày mai
sẽ ra sao
Nhưng dù có sao cũng
không sao (Khuyết danh)…
*
Phong tục ở miền Nam
có khác, mà trong đó, tính cộng đồng không ‘nặng’ lắm (mình không nói nhiều, vì
đa số các blogger quen mình trong blog này là người miền Nam ).
Ngày 4/4/2013, mình cùng đoàn gồm 8 người đi thăm một số
tỉnh phía Bắc, họ đã mua quà 60kg tại miền Nam (tiêu chuẩn cho phép trên máy
bay là 8 người được gửi 160 kg). Đoàn đã ghé Hà Tây , Nam
Định, Thái Bình và Hà Nội. Số quà trên (chủ yếu là bánh kẹo) và một số được mua
tiếp tại nơi đến, đã được lần lượt phân phát trong 4 ngày liên tục. (10 ngày
sau, mình có giao tiếp từ 60-70 người miền Bắc đến từ Nam Định, Đồng Nai, Sài
Gòn, Kiên Giang, Ban Mê và Gia Lai, trong một cuộc họp họ). Trở về miền Nam,
đoàn còn mang theo quà miền Bắc như trà tuyết/trà Bắc Thái, bánh cáy (Thái
Bình), kẹo lạc/kẹo long nhãn, bột sắn (Nam Định), xá sùng khô (giun biển, Hải Phòng), bánh
cốm (Hà Nội), bánh đậu xanh Rồng Vàng (Hải Dương)… Nhưng, ngày 30/4 và 1/5/2013,
mình có tiếp một đoàn cũng 8 người miền Nam (đến từ Sài Gòn và Đà Nẵng), họ
không hề mang theo bất cứ một món quà nào, thậm chí là một viên kẹo! (À, mình có suy nghĩ thêm, mình có cảm giác là nền văn hóa 'quà cáp', nếu vận dụng 'thái quá' thì dễ biến thành nền văn hóa phong bì! Híc!).
Hình như người Sài Gòn nghiêng về phong cách của người miền
Tây hơn, trong đó các ‘phi vụ’ làm ăn thường thông qua nhậu ‘không xỉn không
về’, và đặc biệt là qua ‘cà phê đá’… Tiếng Sài Gòn là tiếng chuẩn ở miền Nam (mà
càng vào sâu phía Nam, giọng nói càng chậm và nhẹ), họ nói có âm sắc rất ‘mềm’,
đặc biệt là các MC nữ, mà nghe đồn rằng,
làm chết điếng con trai Hà Nội! Con gái Sài Gòn cũng thường rất thoáng, khá ‘chịu
chơi’ (dễ kết bạn/tâm sự), không có vụ quá e lệ hay mắc cỡ kiểu ‘phong
kiến’… Ngoài ra, mình nghe nói, ở một
số nơi ở Sài Gòn, nhà này hầu như không chơi với nhà kế bên, mà chỉ quen biết,
chào hỏi ngọai giao…, nhưng dĩ nhiên điều này là không phổ biến…
‘Ngày nay, từ những khu sầm uất đến tận hang cùng ngõ hẻm
của Sài Gòn đều có những 'cộng đồng người miền Tây' giống như 'cộng đồng người
Tàu', nhưng có sự khác biệt rất lớn là người miền Tây vẫn còn đặc tính của
người 'làm dườn' (làm vườn), đó là làm ăn có lúc và chơi có lúc, ngày Chủ nhật
họ thường nghỉ làm việc để chơi, khoảng sau 12g trưa đến gần 3g chiều họ thường
'ngáy', hay làm buổi sáng, chơi buổi chiều... Họ thích tụ họp và nói chuyện
'con cà con kê', có lẽ vì thế mà tiền làm ra trong ngày họ có thể dễ dàng cống
hiến cho 'tửu thần' và quên mất ngày mai, và vì thế mới có câu chuyện là có một
anh 'hai lúa' sáng sớm vác cuốc đi làm mà 2-3 ngày sau mới đến đồng! Họ có món
truyền thống là kim chi và tai heo muối rất ngon, rồi món thịt heo nướng (than
hồng) thơm phức, thường chơi 'đề' hay tụ tập tổ chức 'đá gà' cá độ,
thỉnh thoảng họ căng lều chiếm hết nửa mặt đường hẻm để tổ chức đám cưới hay
đám ma mà tiếng nhạc vàng xập xình đủ kiểu cũng là sản phẩm của họ... (entry
311).
*
*
Tôn Nữ Na Uy, cháu đời thứ 12 của chúa Nguyễn Kim
Tiếng miền Bắc thường được đặc trưng bởi sự phát âm/viết rất
chuẩn về dấu hỏi và dấu ngã, các bạn cứ nhờ một người miền Bắc phát âm rồi đánh
máy vào là có thể đúng 100%, hì.. hì... Ngoài ra, họ có nhiều từ địa phương như: bánh đa (bánh tráng), cái nón (cái mũ), cái xên-tuya (cái nịt), cháu (= con), con lợn (con heo), đậu lạc (đậu phụng), gửi (gởi), thầu lầu (tiết canh toàn huyết heo), xá sùng (giun biển)… Và họ cũng hay dùng từ ‘tếu lâm chính trị’ (mà đôi khi không dễ hiểu với người miền Nam) như: 'ăn như tu, ở như tù, nói chuyện như lãnh tụ', ‘Cụ Zét’ (mình cũng chưa hiểu từ này)…
Có một số vần phát âm không chuẩn, đó là tr, s/x, s/t, l,
n…, như con châu (con trâu), phân gio (phân tro), xung xướng (sung sướng), Hà Lội
(Hà Nội), con nợn (con lợn), con thò/mặt tăng (con sò/mặt trăng, đối với một số
ông bà già)… Khoảng năm 1992, mình có một anh bạn thân người miền Bắc, nhưng
lại thi bằng C tiếng Anh ở miền Nam ,
anh ta thi rớt vì phát âm chữ ‘n’ thành chữ ‘l’: I don’t low (thay vì I don’t
know = tôi không biết). Năm 1997, có cô giáo giảng về kinh tế chăn nuôi, đã
giảng là ‘con nợn lái (con lợn nái). Năm 2001, ở đường Hàng Thùng (Hà Nội) có
một bảng hiệu nhỏ ‘tại đây có bán bánh trưng’ (bánh chưng). Ngay bây giờ, chạy
xe ô-tô trên đường cao tốc, từ Giáp Bát/Linh Đàm đến Thường Tín (Hà Tây), bạn
sẽ thấy về bên phải có treo một cái bảng rất to ‘tại đây có sản xuất lò đun
chấu’ (đun trấu)...
Tiếng miền Nam cũng có một số từ phát âm dường như chưa chuẩn, như: Quoảng nôm đòa nẻn (Quảng nam đà nẵng), ‘cái thèn này, en không en,
tau độp cho một độp’ (cái thằng này, ăn không ăn, tau đạp cho một đạp), trứng
gè (gà), cái dai (cái vai), hột dịch (vịt), gổ gá (rổ rá)… Có các từ địa phương
như: chi, mô, răng, rứa (gì?, đâu?, sao? vậy?), anh Hai (anh cả), O (nàng nào đó), thầy (ba), cái chồ (cái gác), mắm cái (mắm nem còn nguyên
con cá)..., ngoài ra, ta sẽ nghe một số từ địa phương miền Tây như: mình ên (một
mình), miệt bển (bên kia), hên xui (không chắc/biết đâu đấy), to trà bá (rất
to)…
Còn lỗi chính tả thì miền Bắc hay Nam cũng có, chẳng hạn năm
2004, ở gần trung tâm TP Vinh có treo biển ‘bún bò dò heo’ (giò heo), ở Ban Mê
có thiệp mời viết là ‘tiệc TRà’ (tiệc trà), ở đường Bạch Đằng (Bình Thạnh, Sài
Gòn) có treo biển ‘sữa xe’ (sửa xe)…, âu cũng là chuyện bình thường.
*
Và các mối tình Nam-Bắc…
Lần đầu tiên ra Hà Nội, trước năm 2000, mình làm việc ở đường
Láng Hạ, ngày ngày thường trao đổi nghiệp vụ với một cô kế toán tên là Hải, chưa
chồng. Nàng đã nhìn mình với cặp mắt hồ thu, long lanh và sâu thẳm. Rồi cũng có
dịp mình mời nàng đi hát Karaoke, nếu không nhầm, nàng là cô gái hát Karaoke
hay nhất Việt Nam ,
hì... Mình hay e-mail qua lại với nàng với các nội dung đầy ẩn ý. Rồi nàng đi
lấy chồng, còn mình âm thầm nhặt hương thầm của nàng còn rơi rớt lại nơi chốn tục
trần đầy ảo vọng này.
Cũng trước năm 2000, người Thanh Hóa đã dạy mình đánh những
ván ‘phỏm’ đầu tiên. Tại đó, mình không ăn được món ‘canh rau đắng’ nhưng lại
được gặp một mỹ nhân làm nghề bán cà phê, tên là Hiền. Lúc ‘vĩnh biệt’ Thanh Hóa
ra đi, mình bỗng nhiên thấy cô ấy đứng ở bên đường, mắt dáo dác như đang mong
ngóng chờ đợi ai (mình không thể xuống xe được vì trên xe có nhiều người nước
ngoài, và thời ấy rất ít người có đtdđ) mà đến bây giờ mình vẫn còn… nhớ nàng, em có khỏe không? đang làm gì? ở đâu?
Sau năm 2000, có một lần, trên chuyến bay Sài Gòn-Hà Nội,
tại sân bay Tân Sơn Nhất, mình thấy một thiên thần, mặc bộ veston mỏng màu xanh
đen, không ngờ nàng lên cùng máy bay với mình, hỏi ra mới biết là nàng ở Hải
Phòng… Nửa đường, máy bay đi vào vùng sắp có bão, (sau này nghe đồn là nó bị rơi tự do
đến 100m!), bỗng nhiên mình không sợ chết, vì mình tin rằng thượng đế không bao
giờ nỡ làm chết một người đẹp như thế! Xuống sân bay Nội Bài, mình nhìn theo
bóng nàng cho đến khi nàng mất hút, và bây giờ bóng hình của nàng vẫn còn trong
tim mình.
Cũng sau năm 2000, đi chơi ở bãi biển Dốc Lết (gần Ninh
Hòa, Nha Trang), bỗng nhiên mình nhìn thấy một con hồ ly tinh (hì..., đùa thôi), nàng
bước qua mình với cái quần tíc-kê bó đôi chân nhỏ vừa và cái áo Jean loại mỏng
gió thổi bay bay, hồn mình bỗng theo cơn gió bay bay theo nàng. Chắc nàng không
biết là có một thi sĩ tình yêu đang dõi theo từng bước chân của nàng mà lạc vào
chốn địa đàng, và đến giờ mình vẫn còn nhớ nàng.
Năm 2001, mình có tham gia giảng bài tại đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mấy ngày trước đó, mình có thấy xe máy qua lại trước cổng cơ quan, có một cô gái tóc dài với thân hình rất 'mẩy và cong' như tượng thần Vệ nữ, hỏi ra thì mới biết nàng tên Quỳnh. 8g sáng thứ Hai tuần sau, có một trợ lý nữ bước vào, đó là Quỳnh (mới tốt nghiệp Master ở Nhật về), ôi mừng quá, mình cùng cô ấy giảng bài trong 1 tuần, mình nói cái gì cô ấy cũng làm rất tốt, thậm chí mình chưa nói cô ấy đã hiểu ý mình!, và mình đã... yêu cô ấy vì tài sắc vẹn toàn. Sau đó nàng lấy chồng, tuy nhiên, đây là một trong những cô gái mà mình ái mộ nhất và lâu lâu mình cảm thấy... rất nhớ nàng.
Năm 2001, mình có tham gia giảng bài tại đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mấy ngày trước đó, mình có thấy xe máy qua lại trước cổng cơ quan, có một cô gái tóc dài với thân hình rất 'mẩy và cong' như tượng thần Vệ nữ, hỏi ra thì mới biết nàng tên Quỳnh. 8g sáng thứ Hai tuần sau, có một trợ lý nữ bước vào, đó là Quỳnh (mới tốt nghiệp Master ở Nhật về), ôi mừng quá, mình cùng cô ấy giảng bài trong 1 tuần, mình nói cái gì cô ấy cũng làm rất tốt, thậm chí mình chưa nói cô ấy đã hiểu ý mình!, và mình đã... yêu cô ấy vì tài sắc vẹn toàn. Sau đó nàng lấy chồng, tuy nhiên, đây là một trong những cô gái mà mình ái mộ nhất và lâu lâu mình cảm thấy... rất nhớ nàng.
‘Mình có ăn Tết ở vùng ‘gạo trắng nước trong’ như Đồng Tháp,
Cần Thơ, Sóc Trăng, rồi Cà Mau. Con gái miền Tây thường vui tính, cởi mở và dễ
kết bạn, gái Cần Thơ đẹp lắm, đặc biệt là đi chợ đêm để ‘cải thiện mắt’ từ
những cô gái Sóc Trăng có thể đẹp như tiên nữ...’ (entry 311). Có 2
lần, ở Sóc Trăng, anh Lèo gọi ‘em út’ ra hát Karaoke với mình, ồ, 2 trong số
‘tứ đại mỹ nhân’ Trung Hoa đã đến, mình đặt cho nàng đến lần hát đầu là Tiên
Nữ, nàng lần sau là Củng Lợi, và khuôn mặt thần tiên + thân hình 'người cá' của 2
nàng nay vẫn còn lảng vảng trong tâm trí mình.
*
Trải qua hơn 15 năm bôn ba Nam-Bắc, ít nhất mình đã… yêu 4 nàng miền Bắc
và 3 nàng miền Nam, hì.. hì.. .
Khi đã đem lòng yêu ai thì mình yêu hết… 10 điểm, nhưng để đến được với người
mình yêu thì mình chỉ còn 0 điểm, vì mình nay đây mai đó, nên mình chỉ yêu thầm
nhớ trộm mà không dám đến, mà mình có đến cũng chẳng được, đó là số phận, hay
nói như người miền Tây, là hên xui. Người ta nói ‘tình chỉ đẹp khi còn dang
dở’, may mắn thay, mối tình nào của mình cũng dang dở nên nó luôn luôn… đẹp,
híc.. híc…
-----------------------------
Nguồn tham khảo chính (theo
thứ tự A, B, C):
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bắc_Trung_Bộ_(Việt_Nam)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_Hồng
Và các tài liệu khác có liên
quan.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaỒ, bạn đọc kỹ đến thế cơ à, quả thật là one of my good friends, hì...
Xóa-Mình bị mất trí nhớ khi còn là sinh viên, nên bài viết (đôi khi nhầm) phải dò đi dò lại cả... trăm lần.
-Còn về 'chính tả', mình có nhờ cụ Google hỗ trợ, ví dụ về từ 'bảng lảng' như sau:
Trời chiều "bảng lảng" bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(http://vietbao.vn/Van-hoa/Ba-Huyen-Thanh-Quan-nguoi-di-doc-nhung-Deo-Ngang/20768110/181/)
Tuy nhiên, cụ Google không phải luôn luôn là chân lý, mình sẽ tiếp tục kiểm tra, thank a lot, have a nice day!
Đóm đồng ý với Anh thanhthuoczvolen.
XóaCòn Google thì ko chính xác.
VD : "lặng lẽ" chứ ko phải "lặng lẻ" còn chữ "lẻ" dấu hỏi khi ghép với từ "đơn lẻ" , "lẻ loi" ...
CHỌN 5 BÀI THƠ thì cho Đóm đọc đi đọc lại mới dám quyết định vì mỗi bài đều có nét riêng. Nhưng chắc chắn có bài NÀNG LÀ AI.
ĐĐ nhận xét chính xác đóa, LB cũng cảm thấy ngờ ngợ,tks nghen, tối ngọt ngào.
XóaTrọng tâm bài viết là ‘tình yêu miền Bắc, sắc đẹp miền Nam’ nghen, hì...
XóaNgày làm việc mới thêm nhiều niềm vui mới LB nhé
Trả lờiXóaCám ơn bạn TMC, mấy hôm nay LB bận... xây nhà, nên chưa đi thăm mấy nhà được, hì..., chiều vui nhé.
XóaĐọc xong bài này BM ngồi cười liên tục bởi cách phát âm của từng vùng miền , rồi còn nói ngọng thì công nhận người MB nói rất ngọng < nhất là người Hải Dương nhà mình > , sau đó đến phần tình yêu tình báo từ MB vào MN của bạn ...hay thật... ko ngờ bạn cũng có những mối tình lãng mạn và đẹp đên vậy !
Trả lờiXóaLB thích nhất là... tình yêu, rồi sau đó là đùa, dĩ nhiên LB viết entry thì phải có dính líu chút ít đến vấn đề xã hội, nhưng LB không thích động đến chính trị. Cám ơn DNT nghen, tối ngọt ngào.
XóaUi chỉ nghe LB trích cái tiểu sử từ năm 2000 trở về trước đã thấy vây quanh bao nhiêu bóng hồng rồi...sao LB không trích nốt cái tiểu sử 10 năm sau 2000 đi nhỉ để MTV và mọi người xem cái bề dày Nam - Bắc của anh...
Trả lờiXóaHì hì muội đùa chơi cho vui thôi huynh nhé.
Bài viết của anh công phu thật đó...ngưỡng mộ
Tình yêu nó phong phú lắm, ta cứ yêu mãi mãi, nếu khi nào không thấy yêu nữa thì... tiêu rồi, phải hôn? Hì..., thank MTV nghen, ngủ ngon nghen.
Xóa