Nhưng lớn lên, anh lại nghĩ xa hơn.
Cuộc sống đã chỉ cho anh.
Mọi triết lý đều có các điểm riêng,
hãy tưởng tượng, đó là vỏ quả cà phê, (hay vỏ củ hành),
nhưng mọi triết lý lại đều có một điểm chung,
đó là nhân của chúng.
*
Cuộc sống dường như, anh thiết nghĩ.
Đại để là từ ‘trong chốn mờ sương, em… thấy anh’
cho đến ‘ta hãy yêu cả những giọt nước mắt,
vì nó là... kết tinh của tình yêu,
theo mọi nghĩa’.
(NGLB)
Bài viết này gồm có:Cuộc sống đã chỉ cho anh.
Mọi triết lý đều có các điểm riêng,
hãy tưởng tượng, đó là vỏ quả cà phê, (hay vỏ củ hành),
nhưng mọi triết lý lại đều có một điểm chung,
đó là nhân của chúng.
*
Cuộc sống dường như, anh thiết nghĩ.
Đại để là từ ‘trong chốn mờ sương, em… thấy anh’
cho đến ‘ta hãy yêu cả những giọt nước mắt,
vì nó là... kết tinh của tình yêu,
theo mọi nghĩa’.
(NGLB)
1. Thiện tai, thiện tai!
2. Triết học nào cũng là triết
3. Ba giai đoạn chính của triết học Mỹ
4. Lôi thôi triết học Mỹ
5. Cách hiểu ‘trực quan’ ngày nay
6. Sự ‘tự-khám-phá’
Tối 22/7/2013, LB có băn khoăn là Lý Tiểu Long là người Tàu
hay người Mỹ? và triết của anh là triết Tàu hay triết Mỹ? (LB đã có trả lời
trong entry 413), rồi LB bỗng có cảm hứng viết ít ít về đề tài ‘triết học Mỹ’ này.
1. Thiện tai, thiện
tai!
Triết học Mỹ có phải là một thứ gì quá bí mật đối với các
blogger?
LB không nghĩ vậy, mà là do cách dùng từ và cách viết sách
triết ở ta. Lưu ý rằng, đa số người cần đọc sách triết là các sinh viên (vì
đang học triết tại trường), nói chung là từ 18-30 tuổi (vì có sinh viên đi làm
mấy năm… rồi mới đi học đại học). Còn những người lớn tuổi, sáng chở con đi
học, làm việc quần quật suốt ngày, chiều đón con về, lo cơm nước, nhà cửa, tối
chăm cho con học, suy tính chuyện ‘kinh tế’ cho ngày mai, có thể ốm đau bệnh
tật, hay tiền chưa kịp xài gì thì sắp… hết, chưa kể đến chuyện mâu thuẫn vợ
chồng/nội bộ gia đình, lấy thì giờ đâu mà đọc sách triết, mà càng đọc sách
triết thì càng… nghèo, hì.. hì…, phải hôn các blogger?
Trước đây, học triết Tây, LB gặp phải từ ‘chủ nghĩa hiện
sinh’, từ đó sinh ra chuyện sinh viên chả hiểu ‘hiện’ là gì? ‘sinh’ là gì?, mệt
quá!... Theo cách hiểu thông thường ở quán cà phê hiện nay!!!, hiện sinh là xu thế đi vào cái tôi một tí (có thể cực
đoan), ủy mị/‘vàng’ một tí, hư vô một tí, bi quan, bế tắc một tí hay nhiều tí… như kiểu của Nietzsche,
Hemingway, Marquez… Thì ở đâu mà chả hiện sinh, ở đâu mà chả nói ‘đời là bể
khổ’, ví dụ như Chế Lan Viên có lần thốt lên ‘Với tôi tất cả như vô nghĩa, tất
cả không ngoài nghĩa khổ đau’, hay Trịnh Công Sơn chả nói là ‘cát bụi mệt
nhoài’, ‘cuộc đời mỏi mệt’, hay ‘xin úp mặt bùi ngùi’... đó sao?
Rồi học triết Mỹ, LB gặp phải từ ‘chủ nghĩa thực dụng’, từ
đó sinh ra chuyện sinh viên chả hiểu ‘thực’ là gì? ‘dụng’ là gì?, mệt quá!...
Nói nôm na, thực dụng là xu thế lấy thực tiễn/hiệu quả (có thể là lợi nhuận)
làm thước đo cho mọi giá trị, ví dụ ‘khách hàng là thượng đế’… Thì ở đâu mà chả
thực dụng, nếu không tin, sáng mai bạn xách cái giỏ đi chợ thì sẽ thấy dân ta
đang thực dụng gấp… 10 lần dân Mỹ!
Việc đưa quá nhiều khái niệm trong triết học, việc sử dụng
quá nhiều từ Hán-Việt mơ hồ/khó hiểu như: hiện sinh, thực dụng, tâm thức/cảm thức, bản
ngã, siêu hình, hiện thực huyền ảo, phạm trù, hố thẳm, tha hóa, xã hội bất hủ,
duy linh/duy ngã, thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan, vô minh, cảm thức,
thực chứng luận, hiện tượng luận, bản thể luận, ‘vô cực, thái cực, lưỡng nghi,
tứ tượng, bát quái(*)’…
đã và đang làm cho sinh viên rối trí, hơn là giúp các cháu yêu triết
học. Ngoài ra, trong thế giới blog, có ai đó muốn chứng tỏ là y giỏi… triết
học, mà đã có dấu hiệu tận dụng thái quá các câu của Whitman, Tagore, Khalil
Gibran, Fletcher, Descartes, Shakepeare, Pascal, Pauxtopski... và sử dụng các
thuật ngữ mơ hồ nói trên càng nhiều càng tốt!
A di thò phò, thiện tai, thiện tai!
2. Triết học nào cũng
là triết
Đã lâu rồi, một hôm đứng trước lớp, đa số là bộ đội xuất ngũ,
LB mới hỏi:
-Triết là gì?
Rồi LB hỏi tiếp:
-Kinh tế là gì?
Không có ai biết, và hiện nay cũng chả có sinh viên nào
biết, thiệt.
Có nhất thiết phải dùng mấy từ như ‘thế giới quan, nhân sinh
quan, vũ trụ quan’ hay ‘minh triết’ gì gì đó mới định nghĩa được triết học
không? Có thể nói dễ hiểu ‘triết học là những suy nghiệm sâu sắc và có hệ
thống’ được không? LB cho là tạm ổn, vì có nhiều người trong đời suy nghiệm
được cái này cái nọ, nhưng không sâu sắc, mà nếu có sâu sắc thì cũng chỉ mô tả được
‘hột nút của cái áo, chứ không mô tả được toàn cái áo’, như vậy là chưa có hệ
thống. Vì thế, những suy nghiệm của Trần Nhân Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Công Trứ và gần đây là của Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện là rất
sâu sắc, nhưng chưa phải là triết học.
Cách viết sách/entry triết trong thế giới blog là cứ lựa 1
hoặc vài chi tiết nào đó, rồi cố gắng ‘ép’ hay khái quát nó lên thành cái chung!,
(chưa nói đến chuyện ‘ta đúng, địch sai’). Tại sao ta không làm ngược lại, từ
cái chung rồi mới đi vào chi tiết?
Triết học nào cũng là triết, nó là sự phản ánh của con người
trước thế giới, mà đã là sản phẩm của con người (trừ thánh) thì quy cho cùng là
nó phải giống nhau, vì chả lẽ sự phản ánh vũ trụ của người Mỹ lại hoàn
toàn khác với người Nga? Chả lẽ người Mỹ yêu đương lại hoàn toàn khác với người Anh? Chả lẽ người
Mỹ đói bụng hoàn toàn khác với người Iraq
hay Iran ?
Chả lẽ người Mỹ đau đầu hoàn toàn khác với người Tàu? Chả lẽ người Mỹ cần tiền hoàn
toàn khác với người Nhật? Chả lẽ người Mỹ có khát vọng hoàn toàn khác với người Việt?…
Chân lý của loài người chỉ có một, không thể có chuyện môn
phái A nói chân lý/thiên đàng là thế này, môn phái B nói là thế kia, môn phái C
nói là thế nọ, nhưng các chân lý đó là hoàn toàn khác nhau!!!
Vậy triết học Mỹ - với tư cách là sản phẩm của con người - cũng không thoát khỏi chân lý chung của
nhân loại.
3. Ba giai đoạn chính
của triết học Mỹ
(Lưu ý là các thuật ngữ ‘in đậm’ dưới đây là do LB đặt)
-Vào thế kỷ 16, đầu tiên là người Tây Ban Nha, rồi người
Pháp, Anh, Hà Lan… lần lượt sang định cư tại Mỹ… Thời 13 thuộc địa ban đầu của
Vương quốc Anh, Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, là người hùng của
‘cuộc cách mạng Mỹ’ (1775-1783), và đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng
Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1787... Trước đó, Jefferson là
người đã soạn ra! ‘Tuyên ngôn độc lập’ (1776) để tách rời Mỹ khỏi Vương quốc
Anh, và là tổng thống đời thứ 3 của Mỹ từ 1801-1809... Giai đoạn 1812 - 1848,
có các cuộc chiến tranh Mỹ-Anh, Mỹ-Tây Ban Nha, Mỹ-Mexico... Rồi Lincoln là
tổng thống thứ 16 của Mỹ, kẻ chiến thắng trong cuộc ‘nội chiến’ 1860-1865,
người hùng trong việc giải phóng nô lệ ở Mỹ (Tuyên ngôn 1862), sau đó bị ám sát
năm 1865… : Với một vùng đất rất mới và một môi trường hoàn toàn mới, dĩ nhiên
phương thức đấu tranh, thích nghi, tồn tại và phát triển phải mới, từ đó ở ‘Mỹ’
đã sản sinh ra triết học mới hay triết học tồn tại.
-Thời đó, người Mỹ dần mở rộng lãnh thổ từ đông sang tây (về phía Thái Bình Dương), trong đó có việc mua vùng Alaska của Nga vào năm 1867, cộng với việc đánh chiếm đất đai của thổ dân (da đỏ) Mỹ kéo dài đến cuối thế kỷ 19 (xung đột chính vào năm 1890)… Rồi Mỹ thắng Tây Ban Nha năm 1898, rồi Hawaii, Puerto Rico, Guam và Philipphines lần lượt bị sát nhập vào Mỹ…: Dĩ nhiên thời kỳ này, triết học ban đầu phải biến đổi theo, tạm gọi là triết học hành động (có người gọi đó là chủ nghĩa thực dụng - Pragmatism, tuy nhiên, từ Hán-Việt này dường như không mô tả chính xác quá trình này, nếu đừng quá bám vào nghĩa đen, mà dịch là ‘năng động’ thì đúng hơn!)
-Rồi sự phát triển khoa học kỹ thuật ào ạt vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cộng với ưu thế trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, đã đem lại cho Mỹ với vị trí là cường quốc số một trên thế giới cho đến nay: Lúc này, ai thắng là quan trọng, nên mới hình thành triết học hiệu quả, mà cho đến nay, từ hiệu quả (= effectiveness/efficiency) vẫn được người Mỹ giữ nguyên.
4. Lôi thôi triết học
Mỹ
(Các blogger đừng đọc đoạn này nhé, chỉ trừ trường hợp tham
khảo, vì LB không hề chủ trương hiểu thế giới bằng tư liệu, một thứ tiếp cận
càng-xa-rời-chân-lý).
Triết học Mỹ có nguồn gốc từ thời cổ đại như Aristote,
Platon, Socrate, đặc biệt là ‘luận lý học’ của Aristote, rồi thời phục hưng - cận
- hiện đại như Bacon, Berkeley, Descartes, Freud, Hegel, Heidegger, Hồ Thích, Husserl,
Kant, Krishnamurti, Jung, Marx, Mill, Moore, Nietzche, Russel, Satre, Schiller, Spinoza…, mà tại
Mỹ:
-C. Peirce mở đầu
với ‘chủ nghĩa duy thực dụng’ (Pragmaticism, 1870), trong đó ông đề cao chân lý
tương đối (sự hoài nghi, chấp nhận sai lầm) và tính thực tiễn cho đại chúng, mà
thậm chí ông còn gọi nó là ‘cash value’, tạm hiểu là giá trị có thể tính được
bằng tiền, và ông phê phán chủ nghĩa duy lý (lý = chân lý trừu tượng, theo ông),
nhưng không hẳn như thế, vì lý còn có nghĩa là lý tính/lý trí (NGLB).
-Rồi W. James kế
thừa với ‘chủ nghĩa thực dụng’ (Pragmatism, 1898) mà đi đôi với việc phân tích
cụ thể, ông còn cho rằng ‘thần linh’ cũng là một loại khát vọng, đặc biệt chính
hay tà là phản ứng của con người trước tự nhiên.
-Rồi J. Dewey là
người kế thừa tốt nhất với cái tên ‘chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên’ (và ‘chủ
nghĩa đa nguyên’: đề cao tự do, dân chủ) mà trong đó mọi sự vật, hiện tượng đều
có tính thống nhất và tính liên tục.
-Rồi C. Lewis đề
ra ‘chủ nghĩa thực dụng khái niệm’ (1920, sau đó là Carnap, Morris, Nagel,
Quine), mà khái niệm là nền tảng cho việc xây dựng lý tính của con người.
-Đặc biệt là W. Quine
(rồi Davidson, Kripke, hay Santayana) với ‘triết học phân tích cải tiến’, đề
cao ‘chủ nghĩa tương đối’ (1951) mà rất có ảnh hưởng đến văn hóa Mỹ hiện đại.
Rồi Kuhn (1962) hay Tillish đưa thêm khái niệm ‘niềm tin’ vào xã hội khoa học
hay vào tự thân…
-Rồi A. Chomsky
với triết học duy lý + tự nhiên tính, Shapere với lý tính, rồi R. Rorty (hay
Putnam) lại đưa ra triết học thực tại luận/‘thích nghi’ mà lý trí của con người
không phải là sự phản ánh đơn thuần từ vũ trụ/tấm gương (sau 1975)…
Tóm lại, LB cho đây chỉ là một thứ trò chơi chữ của mấy ông ngồi
ở trong ‘thư viện’, chín người thì mười ý, các triết gia Mỹ cũng không ngoại
lệ: hôm nay thì nhất trí, ngày mai lại phản đối, ngày mốt lại cải tiến, ngày
kia đưa ra quan điểm khác, rồi ngày kỉa lại đồng ý với ban đầu - chuyện ‘cái
trứng có trước hay con gà có trước’ vẫn luôn luôn tiếp diễn, tiến hóa mà!,
híc…, trong khi đó, trên đời này chỉ có một thứ triết học mà thôi - đó là thực
tại.
5. Cách hiểu ‘trực
quan’ ngày nay
Dưới đây là các phiếu (moderator card) thu được từ các học
viên lớn tuổi trong một khóa học, LB xin tạm dẫn ra 10 phiếu.
Người Mỹ có các loại triết lý sau đây:
1- Phiêu diêu (yêu tự do và không màng lắm đến danh lợi) thể
hiện qua nhân vật Lucky Luke hay Tarzan(*)
2- Tình yêu nam nữ là vũ trụ thật của con người, thể hiện qua
lời của nhạc sĩ Leo Sayer ‘I love you more than I can say’ (tạm hiểu: anh yêu
em nhất trên cõi đời này)
3- Cuộc sống thực là vô nghĩa, thể hiện qua phát súng của
Hemingway
4- Nỗ lực của con người là số ‘0’ trước thượng đế, thể hiện
qua ‘ông lão đánh cá’, của Hemingway
5- Đời là… cục cức, thể hiện qua ‘ngài đại tá chờ thư’, của Marquez
(Mỹ la-tin)
6- Sống hết mình cho thực tại, thể hiện qua ‘thà một phút huy
hoàng rồi chợt tắt’ của Jack London(*)
7- Bất tử từ cái chết, thể hiện qua ‘chiếc lá cuối cùng’ và
lão họa sĩ già, của O. Henry
8- Chết là bất tử, thể hiện qua Steve Jobs
9- Số phận là ngẫu nhiên, thể hiện qua tác phẩm ‘Hàm cá mập’
của Peter Benchley
10- Tất cả mọi thứ triết học (võ thuật) đều là một, thể hiện
qua Lý Tiểu Long…
Vậy cái nào là triết lý đặc trưng nhất của người Mỹ?
Đó là tự do: 1, 10
Đó là tình yêu nam nữ: 2
Đó là thực tại, theo mọi nghĩa: 3, 5, 6, 9
Đó là khát vọng: 4, 7, 8…
Rồi các học viên kết luận: ‘Triết học Mỹ là một thứ chủ
nghĩa duy lý mà lấy thực tại làm nền tảng’.
6. Sự ‘tự-khám-phá’
Chắc có người nói rằng LB đang ‘nói xàm’, hì…, nhưng tiếc
thay, trong các lần đào tạo, các thầy không bao giờ nói dài dòng về triết học,
mà chỉ đưa ra một số ví dụ thực tế, hướng dẫn các học viên tự kết luận là nó có
ý nghĩa như thế nào, rồi viết thành bài giảng…
Điều mà các các học viên kết luận - triết học Mỹ có tính
‘duy lý mà lấy thực tại làm nền tảng’ nói trên - là không trái với quan điểm của Chomsky
về triết học duy lý + tự nhiên tính, và của Lewis về ‘khái quát hóa kinh
nghiệm’ (excellent!), nhưng dù là duy lý hay phi duy lý, đối với cặp mắt của Lá
Bàng, cuối cùng nó cũng đi về duy lý, vì mục tiêu tối hậu của triết là hướng dẫn con
người đi đến ‘chân, thiện, mỹ’.
Cuối cùng, người Mỹ/phương Tây rất đồng ý với sự
‘tự-khám-phá’ và rất xa lạ với các loại lý thuyết viễn vông/sách vở. Khác với
một thế giới đầy ‘cảm tính’ hay đầy ‘cái tôi’ của một thứ triết lý truyền thống
hay cổ điển nào đó, họ lấy lý tính làm cơ sở, và dù thực tại có như thế nào đi
nữa thì họ cũng sống, chết, nuôi khát vọng, yêu và có thể đau khổ vì yêu, mà
không lấy tương lai hư ảo làm món mồi nhử để ta làm con cá ở hiện tại. HẾT.
--------------------
1. Chú thích:
(*) ‘lưỡng
nghi, tứ tượng, bát quái’:
-Vô
cực: Trước Thái cực là Vô cực, còn được gọi là hư vô, vô vi hay chân không
(vacuum), là trạng thái tiên thiên của vật chất. Có thể hình dung ‘Vô cực’ như
trạng thái trước vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy.
-Thái
cực được xem như là thuở ban đầu/uyên nguyên của vũ trụ vạn vật. Có thể hình
dung như trạng thái sau vụ nổ ‘big-bang’ trong vật lý vậy, lúc đó vũ trụ đang ở
trong trạng thái hỗn mang (chaos).
-Lưỡng
nghi là Dương và Âm, trong đó Dương được biểu diễn bằng 1 vạch (‘nghi’ hay
‘hào’) liên tục (-), còn âm được biểu diễn bằng 1 vạch gián đoạn (- -).
-Tứ
tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm và Thái âm, bằng cách chồng 2 vạch
lên nhau (=22).
-Bát
quái là 8 quẻ đơn (‘kinh quái’) gồm là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn và
Khôn, bằng cách chồng thêm 1 vạch âm hoặc dương lên trên nữa.
(*) Thà
một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (I would
rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be
stifled by dry rot - Thơ Jack London, Xuân Diệu dịch).
(*) Lucky
Luke: là tác phẩm bằng tranh của Réné Goscinny, lấy bối cảnh tại miền Tây
nước Mỹ.
(*) Tarzan (tác-dăng) là người rừng, sau này gặp và yêu một cô gái nhà giàu..., cuối cùng 2 người trở lại sống với rừng và sinh đẻ con cái...
(*) Tarzan (tác-dăng) là người rừng, sau này gặp và yêu một cô gái nhà giàu..., cuối cùng 2 người trở lại sống với rừng và sinh đẻ con cái...
2.
Các tài liệu tham khảo chính:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/372-chum-tho-nang-dung-tuc.html
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/372-chum-tho-nang-dung-tuc.html
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/367-thuong-e-hai-ta-roi.html
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/413-ly-tieu-long-la-mot-triet-gia.html?showComment=1374677633893#comment-c4115301115775537666
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/07/413-ly-tieu-long-la-mot-triet-gia.html?showComment=1374677633893#comment-c4115301115775537666
Triết học Mỹ có phải là một thứ gì quá bí mật đối với các blogger?
Trả lờiXóaLB không nghĩ vậy, mà là do cách dùng từ và cách viết sách triết ở ta.
Trả lờiXóaChiều thân tâm an lạc bác NGLB nhé!
Cám ơn bạn PĐ, chúc tối vui, thân.
XóaChào anh
Trả lờiXóaSự thật vốn muôn đời là chân như (chân thật như vậy).
Rất tiếc các nhà hiện sinh không trực nhận ra Cứu Cánh.
Từ đó đã tự kết liễu đời mình, đồng thời đưa ra những chân lý : Đời là phi lý hoặc Vô nghĩa...
Cuộc sống của họ không chứng đắc được như Jésu và Cồ Đàm...rồi từ đó đã đưa ra những nhận thức chủ quan định kiến.
Tất cả muôn vật hiện hữu đều có LÝ của nó để được tồn tại...Nhớ xưa, dân Da Đỏ (châu Mỹ) đã phát ngôn : Hòn Sỏi nhỏ vẫn tương tác và đồng thời lớn lao cùng Vũ Trụ. Thật hay và rất đầy đủ ý nghĩa Hiện sinh anh ạ.
Triết học vốn trong sáng, nhưng vì mục đích nhồi Sọ đã trở thành tối đen.
Lạm bàn cùng anh.
Thân mến
Cám ơn bạn TC,
XóaLB có học triết Tây hồi sinh viên, nay... quên hết rồi,
đáng lẽ LB viết bài bày theo cảm tính,
nhưng nếu như thế thì các triết gia Mỹ không hiện ta,
và nếu như thế thì sẽ nghịch lý với tiêu đề bài viết,
vì vậy, LB phải đưa vào chút ít tư liệu mà cần thiết thôi,
còn tất cả đều theo cái chung mà luận ra,
thân, NGLB.
Cám ơn bạn TC,
XóaLB có học triết Tây hồi sinh viên, nay... quên hết rồi,
đáng lẽ LB viết bài bày theo cảm tính,
nhưng nếu như thế thì các triết gia Mỹ không hiện ra,
và nếu như thế thì sẽ nghịch lý với tiêu đề bài viết,
vì vậy, LB phải đưa vào chút ít tư liệu mà cần thiết thôi,
còn tất cả đều theo cái chung mà luận ra,
thân, NGLB.
Thiện tai thiện tai, tới giờ này là bà già nhức đầu, vào đây học Triết nữa càng nhức đầu.. huhu về nha Thầy giáo LB ui!
Trả lờiXóaChu choa, nếu viết về Phật học mà được sư thái chỉ giáo thì quý thay, nhưng LB không viết về chính trị và tôn giáo, hì..., ngày mới an bình.
XóaBài viết hay đó.... Chúc anh LB một ngày an vui
Trả lờiXóaCám ơn bạn TMC, mình viết để tự học đó mà, hì..., ngày mới tốt lành nhé.
XóaLưu comt Mộc:
Trả lờiXóa"Úi ùi ui nắng đang lên
Áo vàng em ngực mênh mênh mắt... tình"
Huynh viết bài dài quá đọc mỏi mắt, hii
Trả lờiXóaTrùi, muội chỉ hii... là nhất thui, chiều ngoan nghen.
XóaVì có những thông tin cá nhân nên không tiện đăng nhận xét của anh trên blog của mình. Rất cám ơn anh về lời mời, và sẽ sớm được cà phê cùng anh.
Trả lờiXóaChúc anh cuối tuần vui vẻ!
Mình hiểu, blog của mình là 'sắc sắc không không' nên mình kết bạn với ai cũng được, tuy nhiên mình hiếm khi ra ngoài lắm, thân.
XóaLưu comt Cô chủ nhỏ:
Trả lờiXóa"Cô chủ nhỏ, quên sài gòn
Nắng vàng vẫn đó, lối mòn vắng ai?"
Lưu comt Hj ha:
Trả lờiXóa"Tháng bảy về, có dáng ai
Bằng lăng mắc cỡ, tím phai sắc nhường
Chiều tà bỗng dậy mùi hương
Bỗng mây trốn nắng, bỗng nường trốn... anh!
Lưu comt Chân tình:
Trả lờiXóa"Quen nường chưa đến hai niên
Mặt xinh chưa biết, dáng huyền cũng chưa
Chiều về lá động lưa thưa
Người xưa biền biệt, chiều mưa cuối trời..."
Nhà anh viết bài nào cũng triết lý cả em qua đọc và mang dưa qua cho anh thôi hiii... chúc anh cuối tuần vui vẻ an lành!
Trả lờiXóaGG làm LB cừ quá nè, đó là triết lý dưa hấu đóa, LB có còn sống bao lâu nữa mà triết lý, tối vui nghen.
Xóatím đây rùi! Sang thăm và chúc NGLB đêm ngon giấc + giấc mơ êm đềm nha!
Trả lờiXóaP/S: Mùa này tha hồ mà gom lá bàng.
Ui, mùa này là mùa lá bàng à, nhưng LB thích gom bằng lăng tím cơ, hì..., đùa tí cho vui, tối vui nghen.
XóaL qua thăm a bài viết nào cũng hay và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất về "võ thuật" Lý Tiểu Long va câu châm ngôn nhân vật LUCKY "yêu vô tư không màng lắm lợi danh"
Trả lờiXóaYêu vô tư không mơ danh lợi
Khó khăn rồi mới chờ đợi "Thủy chung"
L chúc A ngày mới an vui.