Đi Tê Cu thấy... Tê Cu
Đi Vạn Lý thấy mịt mù Bỗng Điên
Đi Xứ Rùa thấy tiên huyền
Đi trăm họ thấy một miền Tím sương
PHẦN 2
Tôi mới viết bài ‘Tôi đi kiểm tra Trung Quốc - 1’:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1007-toi-i-kiem-tra-trung-quoc-1-ghi.html
trong đó chủ yếu là để tự học, và vì đến nay tôi đã thấy
được nhiều CÁI MỚI - nó rất khác với cái cảm nhận khá ‘xám’ và mù mờ về TQ do
báo đài hay trên mạng đã tác động vào bộ óc cả tin của con người…, kể cả vụ Khổng-Tử-viện-bảo-tàng
và Khổng-Tử-chế-bởi-VN…
Không thể ‘chém gió’ mãi về TQ, nên tôi phải phục binh
mất 15 năm để ‘kiểm tra’ lại cái được gọi là nước Trung Quốc (nước Trung Nước!),
bởi năm 2003 tôi có ghé xứ đó một lần rồi. Tương tự, tôi phải phục binh 20 năm
để ‘kiểm tra’ lại Singapore, nơi mà năm 1997 tôi đã tạt qua và bị gọi là ‘Mr.
Law’ - từ mà mấy sư phụ Tàu hay Ấn đã gọi để nhắc tôi đeo ‘seat bell’ khi đi
phượt xuyên Malaysia-Singapore…
*
Vâng, ‘Lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi
xanh tươi’ (Goethe), chính cái lý thuyết màu xám này mà không ít người Vịt cứ
tưởng Vạn Lý Trường Thành (Hình 5) là công của tên đại ma đầu Đông Phương bất bại… Tần
Thủy Hoàng!, nhưng:
1) Do ta đọc từ Háng-Vịt nên có cảm giác nghĩa của
nó là một cái gì ‘ghê gớm’ lắm!, thực ra, ‘Vạn Lý Trường Thành’ có nghĩa gốc đơn giản là ‘BỨC TƯỜNG DÀI’,
hay tiếng Anh gọi là ‘Bức tường lớn’ (‘The Great Wall’, thậm chí còn bị mạng Wired
gọi là ‘The Great Firewal = Bế Quan Trường Thành’, ha..ha..ha…): ‘Trong
tiếng Trung Hoa, dãy tường thành này được gọi là ‘Cháng
chéng’,
có nghĩa là ‘Bức
tường dài’ (còn đời sau thêm chữ Vạn Lý không có nghĩa là vạn
dặm, mà nghĩa là ‘rất dài’)... Thuật ngữ này có thể được tìm thấy trong sách sử
(thế kỷ thứ 1 TCN), ghi nhận những bức tường được xây dựng thời Chiến Quốc*' (wiki).
2) Nó được XÂY DỰNG TỪ TK5 TCN, chứ không phải từ thời
Tần Thủy Hoàng: ‘Bức tường thành nổi tiếng của Trung Hoa liên tục được xây
dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo
vệ đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk và Mãn Châu…’ (wiki).
3) ‘Bức tường lớn’ mà nay ta có thể leo lên mần một cú
‘dancing’ hay thường xem trên mạng, thực chất là Bức-tường-nhà-Minh, còn Bức-tường-Tần-Thủy-Hoàng
(thì lại) xa hơn về phía Bắc, và đã bị hủy hết rồi: ‘Phần tường thành do Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220TCN và 200TCN, nằm ở phía bắc
xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Hoa xây dưới
thời nhà Minh. Sau
khi người Mãn Châu chinh phục Trung Hoa, bức tường
thành không còn giá trị chiến lược nữa, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích…’
(wiki).
4) Tần Thủy Hoàng xây thêm bức tường này chủ yếu không phải là
để bảo vệ Trung Hoa, mà để bảo vệ chế độ của y, nếu không muốn nói là để BẢO VỆ
CHIẾC GHẾ QUYỀN LỰC của y: ‘Lý do để Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành bắt
nguồn từ một câu sấm: ‘Vong Tần giả, Hồ dã’ (Tần mất là do Hồ). Họ Tần tưởng chữ ‘Hồ’ là chỉ giặc Hồ phương Bắc…’ (mà thực ra Tần bị mất
nước là do Thái tử Hồ Hợi tức Tần Nhị Thế) (wiki).
…Cũng nên nói thêm là hoàn toàn khác với ‘Bức tường
dài’:
- ‘Bức tường Lạng Sơn’ là để chống sự xâm lược-bành
trướng của giặc Đại Hán phương Bắc, từ thời Ngô Quyền, hay Lê
Hoàn-Thái hậu Dương Vân Nga đến nay, tức là từ năm 938 đến nay…, và do đó con
cháu ta ngày nay mới có cơ hội ngồi ở đây mà chống giặc lạ, bảo vệ… Biển Đông!
*
Vâng, không thể cứ mãi ‘chém gió’ về
Tê Cu, vì thời nay là thời của ‘thế giới phẳng’ hay thời ‘4.0’, chả lẽ ta không
thể trực tiếp, hay gián tiếp cảm nhận về nó - bằng cách bỏ chút thời gian ra để
‘kiểm tra’ thử ‘Vạn Lý Trường Thành’ tạm là như thế nào?
Hãy leo lên đoạn đèo Khánh Dương nối
huyện M’Drak (Daklak) và Ninh Hòa (Khánh Hòa), đoạn đèo Ngoạn Mục nối Cà Ná (Phan
Rang) và Đà Lạt, hay đoạn đèo Khánh Lê (Omega/Hòn Giao!) nối Khánh Vĩnh (Nha
Trang) và Lang Biang (Đà Lạt), đoạn đèo An Khê nối Gia Lai và Bình Định, đoạn
đèo qua đỉnh Fansipan* nối Lào Cai và Lai Châu, đoạn đèo qua đỉnh Pha-đin nối
Điện Biên và Sơn La…, ngắm từ ‘độ cao’ trải dài xuống những vùng đồi núi mênh
mông, ta sẽ ‘gián tiếp’ có cảm nhận về Vạn Lý Trường Thành… Và dưới đây là một
đoạn cảm nhận của tôi khi leo lên ‘đèo Sapa’ (trích Nhật ký ngày 23/2/2015*):
Khói buồn len lỏi giọt cà nâu
Ghế đá, đồi lan, u ám màu
Fan-si-pan, nhìn... qua mê đỉnh
Uống trà, chỉ có bóng mình ta!
*
Chiều về không thấy dáng ai quen
Nghe tiếng người, nhưng… chẳng thấy nàng
Giật mình quay lại, về nhân thế
Một thoáng u mê, bỗng… thất tình
Ghế đá, đồi lan, u ám màu
Fan-si-pan, nhìn... qua mê đỉnh
Uống trà, chỉ có bóng mình ta!
*
Chiều về không thấy dáng ai quen
Nghe tiếng người, nhưng… chẳng thấy nàng
Giật mình quay lại, về nhân thế
Một thoáng u mê, bỗng… thất tình
Tại sao tôi lại không nhắc đến ‘đèo
Ngang’, ‘đèo Hải Vân’, ‘đèo Cù Mông’, ‘đèo Đại Lãnh’, ‘đèo Rù Rì’… vì nó nhìn ra biển, không phải là cảnh quan của Vạn Lý Trường Thành!
*
*
Nếu
không nhầm, trên một đoạn Vạn Lý Trường Thành bắc qua vách núi (Hình 6), còn
có một dãy nhà cổ - của trường phái hậu duệ của phái Võ Đang, có nghiên cứu
thêm về công phu ‘Xà quyền thôi miên’…, trên đỉnh có một cái ‘giếng Thần’!, mà
uống vào sẽ giúp tăng tiến nội lực cực nhanh, cụ thể là làm cho nội lực tăng
lên gấp bội!... Hãy xem phim ‘Cậu bé Karate - The Karate Kid’ thì biết:
http://www.phimmoi.net/phim/cau-be-karate-1933/xem-phim.html
Xin
nói thêm là phim này, cũng như bản nhạc ‘Cánh hồng Trung Quốc’*, phần nào là để
đề cao sự kết hợp Đông Tây (East Meets West), mà có kể về một bộ phận ‘trẻ trâu’
người Tàu và tay sư phụ của chúng rất ‘TROLL’ (dìm hàng, ghen tị, ném đá) một cách rất tiểu nhân; tuy
nhiên, sau khi bị đại bại bởi ‘nỗ lực có khoa học của 'phương Tây’, họ đã chuyển
sang ‘tinh thần thượng võ’ (fair play) bằng thái độ rất ‘tâm phục khẩu phục’ đối với kẻ
chiến thắng… Nhưng sự thật thì khác: Cái âm mưu làm ‘Bú chả Bỗng Điên’ đã chỉ
ra một tâm thế rất là ‘thế lực thịch đù’ với phần còn lại của thế giới của họ!
*
Tôi là một kẻ quái chiêu (cười), một
phần là vì tôi rất giữ lời hứa…, và quan trọng hơn, vì tôi có nói với một ‘tiểu
sư muội mèo’ rằng (tất cả những câu chuyện ngắn dưới dây đều có… thực):
- Cách huynh hay viết (là)… huynh hay
'chế', nó không thẳng, mà đầy sần sùi, không giống ai đâu, huynh không thích lý
luận, vì lý luận trông thô thiển lắm...
Rồi:
- Từ 75 đến giờ, huynh chấm được 4 ‘soái
muội’* (cười): AN, NN, PTH và Diễm Thuyên.
AN, NN, PTH và Diễm Thuyên là ai?
1. AN… ảo, tôi không biết!, nhưng tôi
hay gọi nàng là ‘Anu’:
- ‘AN (NN, PTH) là những chiếc 'mô tô', viết có đường rộng
trong tương lai, trong khi mấy chiếc ‘xe buýt’ (ý nói mấy tay gạo cội trên mạng)
thì đang chết máy dần… Huynh dần hiểu được cách viết (nội lực viết) của AN, NN
và PTH’, tôi viết về nàng rất ngắn, vì đang nói thì nàng nói ‘trớ’ - một từ
tiếng Quảng có nghĩa là ‘đánh trống lãng’, hehe
2. Về NN và PTH, Anu có khen thành… thơ:
- Sắc sảo không ai vượt Phạm Thị Hoài
Dễ thương khó ai vượt Nancy
Nancy được tôi gọi là ‘NN’, nàng có đọc
bài của tôi và nói là ‘Em thấy hay và vui’ (chả biết có phải vậy không nữa!). Còn
tôi?, tôi nói nàng ‘là người được huynh bảo vệ, tại vì cổ là tiểu sư muội...
mèo’, nhưng ‘toàn thấy cổ khoe chó chứ đã khoe mèo hồi nào đâu’, AN nói,
ha..ha..ha…
3. Về Diễm Thuyên thì tôi có nói:
- thuyen diem (vào fb gõ thì ra) làm
trăm bài thơ thì huynh chấm cả... trăm (huynh không quan tâm nội dung lắm), lý do
là cổ vô tình nối Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và 'không Hán-Việt' - dùng toàn từ
bình thường nhưng bỗng 'mới xuất thần', mà chính cổ cũng không hề hay biết...; vừa rồi trang VĂN HỌC UNESCO (Nguyễn Thành…) chấm thơ cổ là hay nhất, và, nếu không
nhầm, mọi người đều đồng ý (nhưng huynh đã đồng ý lâu rồi!)...
*
Một chuyện có liên quan tới bài viết về ‘ý’… Tôi
đã viết ở trên, nhưng mang xuống đây:
- Lưu ý rằng cái nàng ‘Thúy Kiều’ mà
Nguyễn Du 'ấy ấy' cũng chỉ là ‘nàng chém gió’ thôi, bởi lẽ chả ai biết cái ‘tòa thiên
nhiên Tàu’ thơm như múi mít đó là thơm cỡ nào!, và bởi lẽ (nhất là nay) không thể lấy
một cái ‘mùi Tàu’ mang về nhà mà phả ‘mùi Việt’ vào đó như thổi bong bóng vậy!...
Hãy bớt
ca tụng Nguyễn Du, hãy cứ trân trọng tài
năng ‘phù thủy thuần Việt’ của ổng, nhưng hãy tiễn đưa cái thứ tư-tưởng-mượn-xác-Tàu
của ổng vào viện bảo tàng!
Sao vậy? Vì tôi đã có một… truyền
nhân (cười):
MỘT CÂU HỎI RẤT HAY CỦA MỘT SINH VIÊN
Người Việt Nam tại sao lại cứ phải thần tượng Lý Tiểu Long?
Tại sao lại phải đi thần tượng một tài năng Trung Quốc, trong khi nước mình có một nhân vật từng giành chức Vô địch Thế giới Võ tự do vào năm 2012, cùng vô số những chiến tích làm võ sĩ thế giới phải khiếp sợ ((Hình 7).
Với thành tích của anh, về võ thuật không ai dám khẳng định nếu đánh tay đôi anh sẽ thua Lý Tiểu Long. Cũng không ai dám bảo anh sẽ hơn Lý Tiểu Long, nhưng tại sao lại không thần tượng và ca ngợi chính người Việt Nam mình?
https://www.youtube.com/watch?v=xWAKJ95Nzec
Ha..ha..ha…
***
Tại sao lại phải đi thần tượng một tài năng Trung Quốc, trong khi nước mình có một nhân vật từng giành chức Vô địch Thế giới Võ tự do vào năm 2012, cùng vô số những chiến tích làm võ sĩ thế giới phải khiếp sợ ((Hình 7).
Với thành tích của anh, về võ thuật không ai dám khẳng định nếu đánh tay đôi anh sẽ thua Lý Tiểu Long. Cũng không ai dám bảo anh sẽ hơn Lý Tiểu Long, nhưng tại sao lại không thần tượng và ca ngợi chính người Việt Nam mình?
https://www.youtube.com/watch?v=xWAKJ95Nzec
Ha..ha..ha…
***
Và chuyện này của cậu sinh viên cũng lý giải
được ‘vụ Vạn Lý Trường Thành’:
- Tại sao ta không ca tụng ‘Bức tường
Lạng Sơn’ (Hình 8)?
- Tại sao ta không làm thơ thuần Việt
về ‘Nàng Kiều Việt Nam’ là Cô Ba Trà*?
- Tại sao ta không ca tụng những… kỳ nhân
Việt ‘tương đương Cung Lê’?
…Viết đến đây, bỗng tôi nghe Bản tin
trưa VTV1 ‘có mấy ngàn phụ nữ Việt sang lao động bên Hàn rồi tìm cách ở lại bất
hợp pháp bên ấy luôn’, một câu hỏi nữa là ‘tại sao họ chọn không thiên đường Vịt,
Tê Cu, hay của ‘người Tên Lửa’, chả lẽ ‘địa ngục giãy chết’ lại hấp dẫn hơn ‘thiên
đường’?, phải chăng là do ‘cognitve dissonance - bất hòa về nhận thức’! (Tuan
Nguyen, fb):
- Ai không biết thì ‘về rừng U Minh
mà ở’, ha..ha…
Và tại sao tôi thường ái mộ ‘nữ’ chứ
không phải ‘nam’, tại vì tôi là người Việt nên theo đạo… ‘thờ Mẫu’, hehe… Nên,
không phải ‘Vạn Lý Trường Thành’ hay 'Thập Tam Lăng'*,
tôi quý mấy ‘tiểu sư muội mèo’ và ‘tiểu sư muội… chó’ của tôi lắm, hehe
XIN HẸN NGÀY MAI KỂ TIẾP…
---------
Chú dẫn:
1.
Bản
nhạc ‘Cánh hồng Trung Quốc’, LV Phạm Duy, xem clip tại:
https://www.youtube.com/watch?v=0wkJFJHRz4I
2.
Cô
Ba Trà - Nàng Kiều Việt Nam, xem thêm ‘Công tử Bạc Liêu và ‘Đóa phù dung khát
gió’:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/250-cong-tu-bac-lieu-va-oa-phu-dung.html
3.
Đường
lên đỉnh Fansipan (Nhật ký ngày 23/2/2015), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/02/646-bai-tho-ton-het-90000-chuyen-tet.html
4.
‘Soái
muội’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/09/1004-soai-muoi-hahaha-thu-gian.html
5.
Thập Tam
Lăng: Nhà Minh do Chu Nguyên Chương lập năm 1368, sau khi triều đại Nguyên
Mông sụp đổ. Nhà Minh tồn tại cho đến năm 1644 với tổng cộng 16 vị hoàng đế cai
trị. Lăng mộ của 13 trong số 16 vị hoàng đế này nằm trong một quần thể cách thủ
đô Bắc Kinh không xa và được gọi chung là Thập Tam Lăng… (khoahoc.tv)
6.
Thời
Chiến Quốc: Thời này có kể trong ‘Đông Chu liệt quốc’, kéo dài 259 năm, ‘là
giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu (722 - 481TCN), dù chính nhà Chu đã kết
thúc vào năm 256TCN, 34 năm trước khi kết thúc giai đoạn Chiến Quốc. (wiki)
7.
Vạn
Lý Trường Thành có năm giai đoạn xây dựng ‘chính’: 1) thế kỷ thứ 1TCN (nhà
Hán), 2) 208TCN (nhà Tần), 3) thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy), 4) 1138 - 1198 (thời Nam
Tống), và 5) 1368 - 1640, từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh. (wiki)
Thuyen Diem (FB)
Trả lờiXóaCảm ơn huynh đã "chấm" ạ!
Chiều vui nhé huynh. 😊
15 giờ
Hehe..., chào tiểu sư muội... mèo, huynh thấy thơ muội sử dụng tiếng (thuần) Việt rất tài tình kg ngờ!... Vui nghen!
XóaTrần Minh Châu (FB)
Trả lờiXóaTrong hình ảnh có thể có: hoa và văn bản
11 giờ
Thank bạn, chả hiểu sao cái 'đồng hồ sinh học' hồi trẻ của mình bỗng quay trở lại, thức khuya cũng kg được - đến 10g là mắt sụp xuống, mà ngủ dậy trễ cũng kg xong - 7g đã mở mắt thao láo..., nên có lúc trả lời lời bình trễ, sr!
XóaThank bạn again, ngày mới tốt lành!
HÌNH VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH NHÌN TỪ XA
Trả lờiXóaThank các ace Trần Minh Châu, Mietvuon Sau, Phạm Hiền, Trần Đắc Khiết, Thuyen Diem, Nguyenphong Bui, Dung Tran, Thaibangoc Thaiba, Lê Phạm, Mynhan Ha, Phan Rang, Nguyễn Hữu Nghiệp, Hồ Thái Hà, Mộng Bình, Châu Giang, Huỳnh Thị Sau, Ha Thi Thanh Vi, Nancy Nguyen, Hanh Hong...
Tôi chuẩn bị viết 'NGÀY 4 THĂM... TQ' (ngày 1 thăm 'Biệt phủ Hòa Thân'; ngày 2 và 3 thăm 'Vạn Lý Trường Thành và Thập Tam Lăng' - viết dồn lại thành một bài); trong chuỗi bài viết, hầu như tôi kg nhắc tên cá nhân của các fbker vì trọng tâm bài viết là 'ĐI THĂM... TQ'!
Note: Hình chụp khi... đứng trên ban-công của 'một dãy nhà cổ của trường phái hậu duệ của phái Võ Đang - có nghiên cứu thêm về công phu ‘Xà quyền thôi miên’!, cảnh này có trong 'phim ‘Cậu bé Karate - The Karate Kid’ (đã nói trong bài này)... TM.
Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Vừa xong
Mynhan Ha (FB)
XóaEm có xem phim này. Cảnh núi Võ Đang đẹp mê hồn. Còn TQ thì đã đi du lịch 10 ngày cách đây 10 năm... đi nhiều tp đẹp nổi tiếng TQ
12 giờ
Uh, (cũng như VN), TQ có nhiều cảnh đẹp như Thiên đường, dễ kiểm tra trong phim 'The Karate Kid', 'Tây du ký' hay mới đây là phim 'Đông Phương bất bại' (Trần Kiều Ân)...,
Xóanhưng cái đẹp ở đây là cái 'ĐẸP', mà đối với tôi là 'kỷ cương' (rất 'NGHIÊM'), đễ hiểu như: không có 'vụ mất 400 triệu ở khách sạn' (văn hóa phong bì), phá rừng, trộm cướp liên miên... (mấy vụ này họ 'khử liền!), hay 'phóng nhanh vượt ẩu', lấn chiếm lòng lề đường...,
mặc dù vụ 'ô nhiễm môi trường', 'văn hóa lớn tiếng' (dễ 'kênh xì-bo', xả rác...), 'cấm một số tư duy', 'tương đương Bỗng Điên'... cũng rất 'nghiêm', nhưng là... nghiêm trọng, hehe
Tạm vậy nhen, tks!
ĐẤM VỠ MÕM BỌN PHÊ BÌNH
Trả lờiXóaSt, nguồn: Fb Uông Triều, HTTV
Nhà văn, quả đúng như lời Isaac Asimov viết, chỉ có hai loại: loại thứ nhất cứ bị bài điểm sách nào, dĩ nhiên là chê, là máu chảy dầm dề và lộ hết cả ra cho bà con xem; và loại thứ hai thì đỡ hơn hẳn, máu chảy dầm dề nhưng không lộ ra.
Tôi nghĩ nếu cho thoải mái mà hành xử thì có lẽ nhà văn nào cũng đấm vỡ mõm bọn phê bình: hãy nhìn tấm gương ngời sáng của Norman Mailer. Khi sách của mình bị Gore Vidal viết bài chê, tại một bữa tiệc cốc tai, Mailer đã quại thẳng vào mặt Vidal. Huyền thoại kể rằng, vẫn nằm lăn lốc trên sàn, Vidal rống lên, thế là lại một lần nữa Mailer bất lực với ngôn từ! Hai cựu thù này đã vậy còn oan gia ngõ hẹp, cùng tham gia talkshow mà nghe bảo ngay từ sau cánh gà đã chửi nhau như chó mèo. Đến khi show lên rồi Mailer vẫn chửi tiếp Vidal đồ đạo đức giả đồ dối trá và hỏi thế mày có xin lỗi ông vì cái bài mày viết không thì bảo?
Đọc những câu chuyện phản ứng của nhà văn khi bị độc giả hay nhà phê bình chê thì nói chung chỉ có vui trở lên. Chẳng hạn Alain de Botton thậm chí còn lên blog của đứa viết bài chê mình chửi thẳng rằng đồ điên chỉ thích đi nói xấu người khác. Hay lại chuyện của bà Alice Hoffman dùng tuýt chửi nhà phê bình là đồ ấu trĩ. Từ thuở hồng hoang tới thời hiện đại, hễ phải nghe lời nghịch nhĩ với đứa con tinh thần thì phản ứng ngoạm đầu ngay đối phương là điều dễ hiểu.
Không biết bao tình bạn đã tan vỡ vì nhỡ mồm mà chê dở. Thoreau với Emerson hóa ra cũng lạnh nhạt vì một bên không nồng nhiệt với sản phẩm của bạn. Nabokov với Wilson thì chia hành lý chỉ vì Wilson chứng tỏ mình giống Nabokov ở khoản cũng biết chê.
Chuyện rằng, Nabokov bỏ ra một nghìn năm để dịch Eugene Onegin của Pushkin. Tính tình của Nabokov thì khỏi cần phải quảng cáo ai cũng biết là còn ương hơn ổi: anh chê và chê rất khỏe tất tật các nhà văn và tất tật các bản dịch. Đọc các bài giảng văn chương ở Cornell của anh thì thấy cứ vài phút anh lại dừng lại để chê dịch giả dịch sai bét, thảm họa, nhẽ ra phải là cái này, nhẽ ra phải là cái kia, và khi quyết tâm dịch lại Onegin Nabokov, anh đã chửi bới hết lực bản dịch của dịch giả trước, một động thái rất nhiều người học tập, đã ngâm tôm hàng năm bản dịch của mình để chau chuốt, chỉ để rồi người bạn lâu năm Edmund Wilson cho một bài chê thẳng cánh cò bay. Tất lẽ dĩ ngẫu là thôi mình chia tay. Trước khi đường ai nấy đi Nabokov còn kịp cắn lại Wilson mày chẳng qua là một đứa độc giả tầm thường có cái gì ngoài sáu trăm từ cơ bản.
Bọn phê bình về cơ bản trong mắt nhiều người khác, cụ tỉ bọn nhà văn, là một bọn vô dụng và lắm lời, không cho ra được sản phẩm gì chỉ đợi người khác ra sách để rồi chọc ngoáy. Nhưng có vẻ những kẻ không sáng tạo mà sinh sống bằng cách phê bình thành quả của người khác thật là rất nhiều. Nhưng biết làm thế nào được, bịt được miệng chum miệng vại ai bịt được miếng thế gian. Và lại một cái nhưng khác nữa, nhiều người thì khác mình quá. Và lại một cái biết làm thế nào được, khi có dịp thì nhà văn lại trở mặt hóa thân thành nhà phê bình mẫn cán, chửi không thương tiếc bất kỳ một tượng đài nào.
Hãy xem chương trình tôi nói về đồng nghiệp để hiểu rõ thêm: Chẳng hạn Hemingway bảo Faulkner này chú cứ tưởng là những cảm xúc lớn thì được truyền đạt qua những từ ngữ to tát à? Faulkner thì bảo anh Hemingway anh í chả bao giờ biết xài một cái từ gì mà khiến độc giả phải đi tra từ điển cả. Hay chị Woolf thì bảo thằng Joyce viết gì như thằng sửu nhi dậy thì ngồi nặn mụn.
Bởi vì, khen chê là phản ứng thô sơ và cơ bản nhất của tất cả đồng bào khi tiếp nhận nghệ thuật
QUYÊN NGUYỄN
LỜI BÌNH: Bài viết vui, cay, hay. Thik đoạn: 'Bọn phê bình về cơ bản trong mắt nhiều người khác, cụ tỉ bọn nhà văn, là một bọn vô dụng và lắm lời, không cho ra được sản phẩm gì chỉ đợi người khác ra sách để rồi chọc ngoáy. Nhưng có vẻ những kẻ không sáng tạo mà sinh sống bằng cách phê bình thành quả của người khác thật là rất nhiều. Nhưng biết làm thế nào được, bịt được miệng chum miệng vại ai bịt được miếng thế gian...': ha..ha..ha...
HÌNH CỦA CÁC ẺM 'TÂY THI, VƯƠNG CHIÊU QUÂN, ĐIÊU THUYỀN, DƯƠNG QUÝ PHI THỜI @' ĐÂY!
Trả lờiXóamới chụp nóng hổi bên Tê Cu đây! (cùng với 2 ông chồng hai lúa của... Tây Thi đang ngồi nhậu giữa trời đây!) mại dzô, mại dô!
C/c: Xinh Tonnuut, Nancy Nguyen, Trần Đắc Khiết, Hoàng Khoát Hải, Má Boon, Nguyenphong Bui, Chuck Le, Dư Sinh Hà, Phong Phạm Thị, Nguyễn Hữu Nghiệp, Ha Thi Thanh Vi, Mynhan Ha, Nguyễn Thành... Tks!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời
Xinh Tonnuut (FB)
Trả lờiXóaHời ơi
anh ơi
anh ngắm: đỉnh của đỉnh
Có bao chàng mơ ước
Anh thử một lần ngó trước ngó sau, ngó thị nở cở xem xem mới có em!
Buồn anh
Hờn dỗi anh nà :)
5 giờ
Tí nữa huynh sẽ trả lời: 'Tôi… tôi… sắp lên máy bay Airbus để về Việt Nam rồi, không kịp chung đón Trung Thu với các cháu TQ…', huynh đang đăng gấp rồi... 'check out', ra... sân bay, muội đọc nghen!
XóaLưu lời bình làm kỷ niệm - sau khi viết bài này:
Trả lờiXóaT2 20:21
NGLB: bài vừa rồi anh viết em có đọc qua chưa, thấy sao?
AN: Thấy có tag Thuyen Diem. Chả biết bài của anh là thể loại chi, như mọi khi. Anh không thích hợp với việc phê bình văn chương.
T2 18:32
NGLB: Huynh có đọc lại và chỉnh vài lỗi chính tả, muội đọc thấy sao, có làm... mất lòng muội k?
NN: Trời! Ko ạ