Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

1011. Người Mỹ… biết sử Việt hơn người Việt', ha..ha..ha... (Thư giãn)

Chiều nghiêng ngắm sợi tơ trời
Chiều buông qua cổng bồi hồi nhớ em
Chiều êm ngóng dáng cong mềm
Chiều đi, mưa xuống, đêm nằm… trở trăn

Người ta nói ‘chỉ có sự biến đổi là mãi mãi không biến đổi’, ‘chỉ có cái chết là không bao giờ chết’ và Einstein nóicó một điều tuyệt đối duy nhất, đó là sự tương đối’, còn… tôi nói ‘Người Mỹ… biết sử Việt hơn người Việt’!, hay nói cách khác là, dưới một góc độ nào đó, 'một số' người Mỹ (Tây nói chung) đã và đang vô tình (hay hữu tình) góp phần làm rạng danh nước Việt…
‘Biết’ ở đây là biết cái gì? Hãy lần lượt theo dõi: 1) Câu chuyện xuất phát thực từ entry ‘Tàng lang sa’ của bạn Mietvuon Sau, đến 2) Ý kiến của Phạm Thị Hoài, đến 3) Câu chuyện các Tổng thống Mỹ… thuộc lòng câu ‘Nam quốc sơn hà...’, và tại sao?, rồi 4) Lời bình về thơ Bùi Giáng của Tạ Tỵ, và 5) Mấy câu ‘nghịch’ về sử Việt, và hết bài.

1
Kết quả hình ảnh cho Tơ trời, tàng lang sa
Viết đến đây tôi quên mất, phải mở fb của bạn SMV ra coi lại, à, ‘tàng’, tàng gì nhỉ?, à ‘tàng lang sa’… Cái vụ ‘quên quên nhớ nhớ’ này đã dẫn tôi đến các phần 2, 3, 4… bên dưới. Và đây là ghi chép làm kỷ niệm, mà đọc thấy vui vui:
- Thuở thơ ấu vào mùa nắng nơi tôi sống ruộng đồng vào mùa khô trống quơ trống hoác lúc giữa trưa thường có những sợi bông trắng tinh không biết từ đâu bay lãng đãng trong nắng, anh em tôi thường chạy ra rượt bắt nhưng hễ vừa gần chạm tay thì nó lại bay lên cao! Và cứ thế mà đuổi, nghe người lớn gọi chúng là ‘tàng lang sa’!? Lúc ấy với tâm hồn trẻ con, Sáu cứ ngỡ đó là mây trắng bị gió làm rơi! Bây giờ không còn thấy chúng nữa, có lẽ chúng dần đậu xuống tóc mình rồi đây! (SMV)
TÀNG LANG SA là tên gọi một dạng vật chất có trong tự nhiên, nhưng tôi lấy làm lạ khi trước đây trong bài thơ cóc Sáu (SMV!) có nói đến loài này thì hầu hết những anh chị em miền Bắc ko hề biết!, và càng lạ hơn là chúng chỉ xuất hiện trong Nam hồi mình còn rất nhỏ... (blogger khuctinhxanh)
Tơ trời hay còn gọi là tàng lang sa. Tơ trời theo tôi đã từng rất nhiều lần chạm vào nó khi gió nhẹ nó bay thấp, giống hệt tơ nhện nhưng nhiều, dài và trắng hơn. Có nhiều khi nó nhiều đến nỗi như một vạt lụa dài hàng trăm mét (!). Còn nó từ đâu ra tôi cũng không biết.
Nó giống sợi tơ nhện…, nhưng dài ơi là dài, dễ đến 4-5 m, vắt ngang vườn đỗ, nắng chiếu vào lóng lánh rất đẹp. Mình hỏi mẹ bảo đó là sợi tơ trời. => Tơ trời đúng là thường xuất hiện vào khoảng tháng 8 khi hết mùa mưa, vào ngày trời nắng trong.
Vào trời nắng, rơi từ trời xuống, ở quê dễ thấy hơn, nó bám vào cây, đồng lúa. Có những đoạn cả 10 m, màu trắng muốt. Tôi cũng đã hỏi nhiều người nhưng không ai biết nó là gì.
Tôi cũng thấy nhiều lần ở quê, nhất là đồng lúa, và tận tay sờ vào. Loại tơ này mỏng như tơ nhện nhưng không đều (như tơ dệt vải bị lỗi), màu trắng tinh, dài vô tận, từng lớp từng lớp tơ rơi xuống theo gió nhẹ, thường phát hiện vào lúc 14-15 giờ, trời trong mát, nắng nhẹ, dân gian quê tôi gọi là tàng lang, nhưng không biết từ đâu đến, được hình thành như thế nào?
‘Tàng lang sa là nitơ đó em trai ạ. Nó là do những xung động của bầu khí quyển tạo nên trong quá trình thay đổi nhiệt độ của một vùng không khí này chênh lệnh với một vùng không khí khác hay do sấm sét tạo ra. Đây là một loại phân bón tuyệt vời cho thực vật đấy em ạ. Nếu đầu ai bị tàng lang sa bám vào thì đầu... mau bạc và mau khôn. Cái này em tin không?’ (HRG)
Tơ trời là sự kết hợp của ánh nắng mặt trời và không khí. Các hiện tượng phản xạ, khúc xạ hay tán xạ ánh sáng tạo nên một vẻ lung linh huyền ảo giống như các sợi tơ khi chúng ta nhìn vào.
Tơ trời do khí CO2, (Nitơ) và Oxy kết tủa tạo thành nó rất nhẹ, khi trọng lượng nó (đủ) lớn sẽ rơi xuống đất ở tốc độ thấp, bay theo không khí (rồi) từ từ đáp xuống mặt đất... (tinmoi.vn)

2
‘Tàng’ thường trong từ ‘tàng ẩn’ hay ‘ẩn tàng’; kiếm hiệp hơn là nghĩ đến ‘Tàng kiếm giai nhân’ Lâm Tiên Nhi trong phim ‘Tiểu Lý Phi đao’* - một truyện của Cổ Long, nói về một tuyệt sắc giai nhân không biết võ công, ‘ẩn tàng’ trong đám tuyệt đại cao thủ của võ lâm, lần lượt dùng sắc đẹp chinh phục và điều khiển họ làm sát thủ cho âm mưu làm bá chủ võ lâm của nàng, trừ một người: đó là ‘Đa tình kiếm khách Vô tình kiếm’ Lý Thám Hoa, một đại cao thủ không mê gái, mà chỉ mê ‘soái muội’ - người tình cũ của chàng thôi!; ‘tàng kiếm giai nhân’ còn có nghĩa là một giai nhân ẩn tàng cái nguy hiểm chết người như một thanh kiếm vậy!... ‘Lang’ có nghĩa là ‘lang thang/lang bạt’, nằm trong các từ như: đi lang, ngủ lang, lang bang, lang chạ, nhất là thành ngữ ‘lang bạt kỳ hồ’ hay ‘lang thang phiêu bạt giang hồ’… ‘Sa’ là rơi, là xuống, nằm lơ lửng rồi tích tụ, trong từ ‘tiên sa’, ‘phù sa’, hay trong thành ngữ ‘chuột sa vào chỉnh gạo’, hay Tàu hơn là ‘chim sa, cá lặng’* (lần lượt nói về Vương Chiêu Quân và Dương Quý Phi); chứ không phải trong ‘Hải Sa Phái’ là làm nghề buôn muối, hehe… Đại khái là vậy.

Thế là từ ‘tàng lang sa’ đã làm tôi phải đi lang bạt kỳ hồ sang tuốt bên Tàu rồi mới sa xuống phía Việt, mà kiến thức trong đầu vẫn còn… tàng ẩn!, ha..ha..ha… Nghe vậy, nữ sĩ Phạm Thị Hoài mới… nhắn tin cho tôi như sau:
- Muốn dùng chữ Nôm, người ta phải biết chữ Hán trước đã, rồi sau đó lại phải học thêm quy tắc cấu trúc cái chữ Hán, vốn đã rất phức tạp như vậy, vào với nhau như thế nào để nó ra cái gọi là chữ Nôm. Tôi lấy một ví dụ: muốn viết chữ ‘trờí’ chẳng hạn, thì phải viết thế nào? Người ta phải biết hai chữ Hán là chữ ‘thiên’ và chữ ‘thượng’, phải biết cách ghép hai chữ này vào nhau để thành một chữ ‘trờí’. Quả nhiên là một cái lô gích vô cùng kinh hoàng đối với hình dung của tôi, cứ làm như còn một cái ‘thiên’ nào khác, ngoài cái ‘thượng’ đó. Mà đã thế sao không dùng luôn tiếng Hán, chỉ có một chữ ‘thiên’ là xong, tại sao lại hai lần tiếng Hán như thế, gộp vào nhau để ra chữ ‘trờí’? Trong cái công trình sáng tạo chữ Nôm ấy, rõ ràng sáng tạo là gì? - Là ghép hai cái rập khuôn vào nhau! Tôi chưa bao giờ dám tự hào về cái chữ Nôm mà theo tôi, xin lỗi quý vị ở đây, là điển hình cho tinh thần khổ dâm. Phải học cái chữ của kẻ thù thì chỉ đơn giản là khổ, nhưng học cái chữ của mình bằng cách hai lần đi qua chữ của kẻ thù thì lại bỗng nhiên sướng?... (Phạm Thị Hoài, ‘Tư cách trí thức Việt Nam’, amvc.free.fr)
Ha..ha..ha…, PTH nói… đúng!, muốn hiểu tiếng Việt thì phải qua cái thứ tiếng bành trướng Đại Hán vô cùng phức tạp trước cái đã, rồi mới quay lại tiếng Việt thì chợt thấy nó đơn giản vô cùng: ‘tàng lang sa’ là ‘TƠ TRỜI’…, cũng như ‘ô long vĩ’ chỉ là thứ ‘bồ hóng’ ở dưới bếp, ha..ha..ha…
Vâng, tiếng Việt rất đơn giản... ‘Nó’ liền làm tôi liên tưởng tới bài hát ‘Chị tôi’ của nhạc sĩ Trọng Đài, trình bày: Mỹ Linh, có từ ‘tơ trời’:
- Ngày chị sinh, trời cho làm thơ/Vấn vương với sợi TƠ TRỜI/Tình riêng bỏ chợ/Tình người đa đoan.
https://www.youtube.com/watch?v=sVDSJU8bu6I

3
Kết quả hình ảnh cho Nam quốc sơn hà
Liên quan đến vụ ‘Việt’ này, có một ông Mỹ qua Việt Nam, đọc và kể vanh vách về chuyện ‘Nam quốc sơn hà’ (Mountains and Rivers of the Southern Country):
- Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Harbison Swift, sáng 6/10/2017 có chuyến thăm quần thể di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh - Bạch Đằng thuộc địa phận xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng… Đại sứ Mỹ nói rằng Việt Nam thường ở thế yếu khi đối đầu với những lực lượng lớn hơn nhiều. ‘Nhưng hết lần này đến lần khác, VN đã thành công trong việc duy trì nền độc lập bất chấp những khó khăn, điều mà những người Mỹ chúng tôi đều BIẾT RẤT RÕ’… ‘Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sĩ VN dưới sự lãnh đạo của vua Ngô Quyền năm 938, vua Lê Đại Hành năm 981, Đại tướng Trần Hưng Đạo năm 1288 đã đẩy lùi các đạo quân xâm lược, một minh chứng cho tinh thần ngoan cường của nhân dân VN’… ‘Tinh thần yêu nước và quyết tâm của nhân dân VN được phản ánh rất rõ qua các công trình kỷ niệm lịch sử và thể hiện sống động, mạnh mẽ trong người dân ngày nay’, Đại sứ Osius nói rằng tinh thần ấy gợi cho ông nhớ đến bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’* của danh tướng Lý Thường Kiệt. Ông đã đọc vang bài thơ BẰNG TIẾNG VIỆT ngay tại di tích bãi cọc Bạch Đằng: 
- ‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư’
(The mountains and rivers that carved the southern empire, dwelled by the Southern Emperor/Its sovereignty is of nature's will and is allotted in script from the heaven/What gives these invaders the right to trespass it/They shall, in doing that, see themselves be defeated and shamed!)...

Quay lại từ hiện tại đến quá khứ gần…
‘Mở đầu bài phát biểu của mình ngày 24/5/2016, Tổng thống Obama* ĐỌC THUỘC (!) những câu thơ của Lý Thường Kiệt: ‘Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời…’, khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền dân tộc của Việt Nam.’ (thanhnien.vn)
Trước đó, ngày 7/7/2015, Phó tổng thống Mỹ Biden đã lẩy Kiều bằng tiếng Anh:
- Thank heaven we are here today/To see the sun through parting fog and clouds (Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời).
Trước đó nữa, ngày 1711/2000, tại bữa tiệc khoản đãi ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton đã lẩy Kiều* bằng tiếng Anh:
- Just as the lotus wilts, the mums bloom forth/Time softens grief, and the winter turns to spring (Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân).
Tại sao (hầu như) các Tổng thống Mỹ đều ‘thuộc’ Kiều? ‘Cả Tổng thống Mỹ và Phó Tổng thống Mỹ đều yêu thích Truyện Kiều và đã lẩy Kiều chứng tỏ tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa khá lớn của Truyện Kiều với các nhà lãnh đạo thế giới. Theo đánh giá của Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới, Truyện Kiều (‘The Tale of Kiều’ của học giả Huỳnh Sanh Thông, do Đại học Yale ấn hành năm 1983) là một kiệt tác văn học đã chinh phục các thế hệ công chúng trong hơn 200 năm qua. Tác phẩm này cũng được chuyển ngữ sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như tiếng Anh, Nga, Pháp… với trên 35 bản dịch (giadinh.net.vn)… Và trộm hỏi là xưa nay có nhà lãnh đạo ‘vàng’ Tê Cu nào làm được như vậy không?
Và tại sao có không ít nhà nghiên cứu Tây lại biết nhiều về sử Việt? Chắc không có nhiều thì giờ…, ‘có thể’ trước thời Hậu Lê (trước 1428) thì Tây không biết nhiều về VN. Nhưng kể từ vụ Hội An* - tức từ thời Nguyễn Kim (1468 - 1545)!, đặc biệt là các nhà nghiên cứu người Pháp (Áo, Anh, Nga hay Mỹ…) đã nghiên cứu rất kỹ về VN, và nay vẫn còn rất nhiều tài liệu, hiện vật, hình ảnh… quan trọng - vẫn còn để trong ‘Bảo tàng viện’ của nước họ - về cầu đường, địa chất, Hoàng Sa/Trường Sa; Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chàm, trống đồng Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh; Động Phong Nha, Hang Dơi; Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn/Chợ Lớn, Miền Tây, Tây Nguyên…; đặc biệt là nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, một ví dụ điển hình mà họ nghiên cứu về nhà Tây Sơn, như: ‘Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài Hịch Tây Sơn’ (Jean Chesneaux, wikipedia)…
Vâng, họ hiểu VN với một tinh thần rất ‘scientific & honest’ (khoa học và trung thực), chứ không cần phải khổ công ‘đập bóng’ qua Tàu, rồi bị ‘ba-rê’ ngược lại qua VN, thì mới hiểu sử Việt - là một ‘phương pháp tiếp cận’ mà tuyệt đại đa số sử gia ta vẫn rất thường làm!

4
Một nhà cự phách về phê bình văn học! đã bình về thơ Bùi Giáng như sau:
- Thơ với Bùi Giáng, đích thực không phải cứu cánh, chỉ được thực hiện nhằm giải tỏa ám ảnh về thân phận trong vòng đai cuộc sống nhiều băn khoăn với ý thức siêu hình. Cái sa-mạc-cõi-đời-thế-giới-hôm-nay đầy ngụy trang, bất trắc. Nó u tối như vùng địa ngục, nếu không, cũng rừng rú man rợ, hỗn loạn trước mắt nhìn thi sĩ… Điều này, khi luận về chữ ‘Đạo’, Lão Tử đã nói: ‘Có một cái nó bao gồm hết thảy, nó sinh ra trước khi có Trời có Đất. Nó yên tĩnh biết bao! Nó trơ trọi biết bao! Nó đứng một mình và không thay đổi. Nó hồi chuyển về bản thể của nó không một chút nguy hại và nó là Mẹ của Vũ Trụ. Ta không biết tên nó, nên gọi nó là ‘Hành Lộ’ là ‘Đường Đi’ (the Path). Miễn cưỡng ta gọi nó là ‘Vô Cùng Tận’ (the Infinite). Vô Cùng Tận là Phù Du (Fleeting); Phù Du là Tiêu Tán (the Vanishing); Tiêu Tán là Phản Hồi (the Reverting). Đạo ở ‘Thông Lộ’ (Passage) hơn ở trong ‘Hành Lộ’ (Path). Nó là tinh thần của ‘Vũ Trụ Biến Hóa’ - sự sinh trưởng không ngừng luôn luôn quay trở về bản thể để sinh sản ra những hình thức mới. Nó cuộn mình lại như rồng, biểu tượng sở thích của môn đồ Đạo gia. Nó cuốn lại và tỏa ra như mây. Có thể ví Đạo như cuộc Biến Thiên Vĩ Đại. Theo chủ quan, nó là khí chất của Vũ Trụ. Tuyệt Đối của nó là Tương Đối.’ (Trà đạo - Tiểu luận, trang 53-54, Okakura Kakuzo, Bảo Sơn dịch)… Chân nhân đời xưa đưa ra một ‘chủ thuyết’ nào đó, đều có như là tình phi đắc dĩ? Chẳng đừng được mà phải nói. Nói ra, mà vẫn có chỗ như là chẳng muốn nói ra. Chẳng đừng được mà phải nói tới nhân nghĩa, lễ nghĩa, như Khổng Tử. Chẳng đừng được mà phải nói bỏ nhân nghĩa, lễ nghĩa đi, như Lão Tử. Chẳng đừng được mà viết Tề Vật Luận, như Trang Tử… muốn gác bỏ chuyện thị phi, mà vẫn cứ bị bó buộc phải nêu mãi chuyện thị phi… (Tạ Tỵ, ‘Bùi Giáng - Người Thi Sĩ chối bỏ Thi Ca’, fb Dung Tran).  

Tôi mới đọc cái này của tiền bối Tạ Tỵ (1921-2004), và có bình là: ‘Lời bình của Tạ Tỵ hay tuyệt!’... Nhưng, ra quán cà phê suy nghĩ cả ngày mới biết, thật là… tức cười: đó là từ Việt Nam, mấy ông được gọi là ‘học giả Việt’ phải ẹo qua Tàu, hết nam mô Khổng Tử đến Lão Tử rồi Trang Tử; thấy chưa đã!, lại ẹo qua Nhật (Okakura Kakuzo), rồi ẹo qua Pháp, qua Mỹ (the Path, the Infinite, Fleeting, the Vanishing, the Reverting, Passage); rồi ẹo lại về VN, rồi dán cả đống ngôn ngữ ‘hại điện’ vào miệng Lão Tử, làm thành một thứ sền sệt nửa Tây nửa Tàu, nửa Nhật nửa Việt, nửa đực nửa cái, nửa thiên đường nửa địa ngục, nửa siêu hình nửa thần bí!... Lạy các ‘siêu cụ’, các cụ nói thế không biết ‘thế hệ 4.0’ này có hiểu nổi không!, I don’t know là tôi không biết!, nhưng tôi biết chắc là mới đây ông Lão Tử ở dưới ấy có lai-chim lên nói rằng:
- Tau chả hiểu cái cmg!
‘Cmg’ là gì?, là con mịa gì, ha..ha..ha…
Hỏi thử nếu dùng từ ‘xxx’ thì sợ phạm thượng với quý chư vị tiền bối, chứ chơi hoài mấy cái trò này thì thế hệ chúng tôi lấy gì để mà vươn lên làm ‘con rồng thế giới’?

5
Thư giãn tí đỡ buồn ngủ, để kết bài…
Sau HNTW lần thứ n khóa xyz, một số đồng chí sau đây cũng sẽ bị khiển trách và cảnh cáo:
1. Đồng chí Âu Cơ: vi phạm pháp lệnh sinh đẻ có kế hoạch, đẻ một phát ra 100 quả trứng vịt lộn, phá giá thị trường.
2. Đồng chí Mỵ Châu: kết hôn với người có lý lịch mờ ám, chứa chấp hàng giả (nỏ thần) từ Trung Quốc.
3. Đồng chí An Dương Vương: thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất nước.
4. Đồng chí Hùng Vương: bổ nhiệm toàn con cháu, người nhà giữ chức vụ nhiều đời, không đúng quy trình.
5. Đồng chí Thạch Sanh: can tội tiếp tay cho lâm tặc đốn củi phá rừng ở Yên Bái.
6. Đồng chí Tấm: lấy xác người (Cám) làm giả mắm tôm, vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu tới văn hoá cá mắm VN.
7. Đồng chí Cuội: tội nói dối, lừa đảo bán hàng đa cấp, bỏ trốn lên Mặt Trăng. Đang bị cảnh sát quốc tế truy nã.
8. Đồng chí Chử Đồng Tử: tắm truồng khoe hàng khủng, làm lộ bí mật nhà nước, lại còn quyến rũ đàn bà, vi phạm đạo đức thuần phong mỹ tục Việt Nam.
9. Đồng chí Phạm Ngũ Lão: đan sọt giữa đường, gây tò mò tụ tập đám đông, cản trở giao thông, đã bị xử phạt hành chính nhiều lần.
10. Đồng chí Mai An Tiêm: tội khai khẩn, chiếm giữ đất nông nghiệp trái phép.
11. Đồng chí Thủy Tinh: xả lũ không đúng quy trình, gây lụt lội.
12. Đồng chí Sơn Tinh: buôn ngà voi và động vật quý hiếm.
13. Nữ đồng chí Thuý Kiều: làm thâm thụt, thất thoát vốn tự có của Hội phụ nữ VN.
14. Đồng chí Minh Mạng: vi phạm luật hôn nhân, giường chiếu.
15. Đồng chí Trạng Trình: sử dụng mạng mồm thiên hạ, đưa ra những dự đoán tiêu cực, gây bất an cho dư luận.
16. Hai đồng chí Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống: làm công tác ngoại giao nhưng chưa hoàn thành tốt việc xây dựng quan hệ hữu nghị Trung-Việt. (TG: Nguyễn Trương Kiếm Sơn, Nguồn: Fb Bùi Oanh)


Ha..ha..ha... Tôi có bình là: ‘Chời!, nghịch mà vui, xin về nhà’, và do đó các bạn có cái để mà thư giãn, hehe…
Nhưng, nếu tôi tự bình luận ‘lang bang’ trong cái đống ‘tàng lang sa’ nói trên thì rất dễ bị… TROLL, nên sau đây hãy xem… soái muội Hồng Hạnh, bà chủ quán bán bánh Trung Thu mùa vừa qua, bình:
- Hi..hi..hi... Em thấy lịch sử VN cũng hay hay, cũng may là những nhân vật huynh nêu tên em đều biết tiểu sử hết, hi..hi..hi..., nên em biết huynh chém gió hay, em ngưỡng mộ huynh (viết) về tiểu sử các nhân vật lịch sử và hiện tại, còn em chỉ biết lịch sử xưa chứ nay em chả thèm để ý, chỉ lo kiếm tiền nuôi con thôi, hi..hi..hi..hi…

‘Nghe những nhân vật huynh nêu tên em đều biết tiểu sử hết’, thấy ẻm ‘siêu’ như vậy, mấy ông ‘ô long vĩ’ như Bill Clinton, Biden, Obama, Tesus… đồng thanh nói:
- Cmr!
‘Cmr’ không phải là comment riêng, mà là ‘chít mịa… tôi rồi’.


(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.       Bài thơ ‘Nam quốc sơn hà’: Nếu không nhầm là 4 câu thơ-hịch của nhà sư Pháp Thuận (914-990), một trong những ‘nội các đại thần’ của Đinh Tiên Hoàng; tuy nhiên chính Lý Thường Kiệt là người đã có công làm cho 4 câu thơ này rạng danh khắp… năm châu, nên có thể coi như là của Lý Thường Kiệt!
2.       Chim sa, cá lặng: Người Tàu dùng các cụm từ như ‘lạc nhạn, trầm ngư, bế nguyệt, tu hoa’, có nghĩa là ‘chim sa, cá lặng, hoa nhường, nguyệt thẹn’ để nói về 4 nàng, trong đó: Vương Chiêu Quân được phong là ‘Lạc nhạn’, Tây Thi được phong là ‘Trầm ngư’, Điêu Thuyền được phong là ‘Bế nguyệt’, và Dương Quý Phi được phong là ‘Tu hoa’… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/vuong-chieu-quan-la-nguoi-viet-nam.html
3.       Đại sứ Mỹ đọc 'Nam quốc sơn hà' tại sông Bạch Đằng lịch sử, xem thêm: https://news.zing.vn/dai-su-my-doc-nam-quoc-son-ha-tai-song-bach-dang-lich-su-post785312.html
4.       Hội An: Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 16, nơi đây đã từng là một trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và của cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á trong các thế kỷ 16, 17, 18 với sự tham gia của các thương nhân đến từ Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... (baotanglichsu.vn)
5.       Phim ‘Tiểu Lý phi đao’ (Tiêu Anh Tuấn, Ôn Bích Hà, Giả Tịnh Vân…), xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=8G9PiSCxBOA
6.       Tổng thống Bill Clinton ăn phở Việt và lẩy Kiều (17/11/2000): Ông (Nguyễn Mạnh) Cầm kể lại, trong chuyến thăm đầu tiên đến VN, tại bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton đã dùng hai câu thơ của Nguyễn Du để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao giữa hai nước: ‘Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân’… (dantri.com.vn)
7.       Tổng thống Obama đọc thơ Thần 'Nam quốc sơn hà' (24/5/2016): ‘Tôi trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, VN đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Lịch sử được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của VN và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của VN. Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của các bạn có lúc không trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người VN như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: ‘Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời’… (Obama, vnexpress.net)

19 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Hôm qua uống cà phê nghe người ta chém gió chuyên ông Tesus đọc bài 'Nam quốc sơn hà', về viết..., hôm nay nghe chuyện phong thủy - đất đai nhà cửa: chuồn về sớm, hehe... Thank bạn!

      Xóa
  2. Mietvuon Sau (FB)
    Đọc câu đầu là biết bài viết hay ràu!
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và đang đứng (nhậu)
    1 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Minh... học được bạn chữ 'ràu', hehe..., và tức cừ chữ cmn (con mịa nó) - đơn giản thôi, thế mà mới biết cách đây mấy ngày!, híc..., nay sáo tạng ra cmg và cmr là con mịa gì và chít mịa rồi, hehe... Thank bạn!

      Xóa
  3. HA..HA..HA..., LẠI CÓ THÊM BẰNG CHỨNG: GIẢI NOBEL VẬT LÝ VÀ VN:
    Ít ai biết rằng, 3 nhà khoa học người Mỹ vừa đạt giải Nobel Vật lý 2017 đều ít nhiều có những mối liên hệ với Việt Nam. Thậm chí, những phát hiện về sóng hấp dẫn trong vũ trụ, đóng góp quan trọng được vinh danh trong giải Nobel Vật lý năm nay, đã từng được trình bày tại hội nghị ‘Gặp gỡ Việt Nam’ năm 2013 tại Quy Nhơn, Bình Định. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm hôm 3/10 đã công bố giải Nobel Vật lý năm 2017… về những đóng góp mang tính quyết định của họ đối với đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (LIGO), hay còn gọi là siêu máy dò phát hiện sóng hấp dẫn… Sự gắn kết giữa những nhà khoa học vừa đoạt giải thưởng Nobel Vật lý 2017 và Việt Nam bắt đầu từ hơn 20 năm trước. Nó được khởi nguồn từ tình bạn với giáo sư Trần Thanh Vân – người khởi xướng các Hội nghị ‘Gặp gỡ Moriond’, ‘Gặp gỡ Blois’ tại Pháp dành cho các nhà khoa học trẻ trên khắp thế giới từ năm 1966. Trong một lần dự hội nghị ‘Gặp gỡ Moriond’ do giáo sư Vân tổ chức, giáo sư Bary Barris nhận lời mời tới VN vào năm 1995 để dự hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ hai, một sự kiện có ý nghĩa tương tự… hực tế, sự có mặt của các nhà khoa học hàng đâu thế giới tại VN đang trở nên thường xuyên hơn với sự ra đời của Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đi kèm các hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam”. Đó không chỉ đơn thuần là điểm hội tụ về mặt học thuật. Đó còn là động lực để đưa giáo dục và khoa học VN hội nhập với thế giới…
    http://vov.vn/.../ba-nha-khoa-hoc-dat-giai-nobel-vat-ly...
    C/c: Dung Tran, Mietvuon Sau, Chuck Le, Thanh Ton, Lena Le, Huyền Lê, Đặng Tường Vy, Phạm Hiền, Ha Thi Thanh Vi, Phi Bi, Mai Hạ, Trần Hạ Vi, Cao Thị Hạnh Dương, Hanh Hong... Tks!

    Ba nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý 2017 và cơ duyên với Việt Nam
    VOV.VN - Ba nhà khoa học người Mỹ vừa đạt giải Nobel…
    VOV.VN
    Thích 5 · 48 phút

    Trả lờiXóa
  4. Thanh Tâm Tuyền bình thơ Bùi Giáng:
    “…Như Lai rỡn từ bi, Jesus Christ rỡn bác ái, Sophocles rỡn trang nhã, Thâm trầm kỳ nguyệt, Euripide rỡn ẩn ẩn hiện hiện, Ngoạ Long Sinh rỡn u rùng, Kim Dung rỡn bất tuyệt, Hồ Dzếnh rỡn nên thơ chân thiết, Tú Mỡ rỡn như đười ươi, Shakespeare rỡn như Phượng Hoàng, Nietzsche rỡn tan tành xương máu, Gide rỡn lúc giật lúc buông lúc chùng lúc thẳng, Tô Man Thu rỡn não nùng đốt cháy máu tim.”
    Còn Bùi Giáng?
    “Nhe răng cười trong bóng tối… Rỡn trầm trọng là Bùi Giáng, rỡn đầy thảm hoạ, rỡn khắp mặt thế giới như Tôn Ngộ Không – Ngộ Không nhảy trên bàn tay của Phật tổ Như Lai...
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1556994711031976&id=100001643878327
    Tạ Tỵ và Thanh Tâm Tuyền có khác, văn TTT mới hơn, hay nói cách khác là dễ hiểu hơn! (chôm (từ Dung Tran) về nhà, tks)

    Trả lờiXóa
  5. Hanh Hong (FB)
    Ha.. ha..ha..., huynh viết hay quá tuyệt vời đúng là cao siêu như huynh của em rồi, hả..ha. Mai mốt em muốn biết gì em chỉ cần vào trang của huynh là OK, ha..Ha..ha... Chúc huynh ngày mới vui vẻ huynh nhé ha..ha..ha
    37 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chời, nhà gom lá bàng coi chừng thành nhà chôm lá gì, hihi..., lá nào cũng được, miễn sao một bài... giết thì giờ được 2-3 ngày là ô kê salem rồi, hehe... Tks!

      Xóa
  6. Maitrang Huynh (FB)
    Viết dài mà còn dai nữa, đọc hoa cả mắt và... cái tư tưởng nó bị xoay như chong chóng dừa! Hì hì...
    Thưa bạn,
    Tôi không biết nhìu và đọc được nhìu như bạn. Nhưng tôi chắc rằng chữ Nôm là để cho mấy thằng Tê Cu thời ấy nó rối bòng bong. Đó là mục nhọt (!) và mục đích là viết được kẻo nó thẻo cánh tay mất!
    Si ngĩ của tui là vậy !
    2 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái đó là vấn đề lịch sử mà, mình có bao giờ phê phán chữ Nôm (Hán Nôm) đâu, chỉ có một vấn đề có vẻ rất... tâm linh, chẳng hạn như phải tư duy cái 'muội bếp' (bồ hóng) qua từ Hán-Việt là 'ô long vĩ', hay bằng chứng nóng là:
      -cái 'tơ trời' qua từ 'tàng lang sa' mà làm tôi phải nhớ bằng cách liên tưởng đến... 3 cuốn kiếp hiệp luôn!, hehe
      Nó đã có hạn chế, mở rộng là hạn chế tư duy, và... tâm linh hơn là hạn chế sự... phát triển, và dưới một cách nhìn nào đó, nó dần càng nguy hiểm! ( (như Phạm Thị Hoài nói là 'một thứ lo-gic vô vùng kinh hoàng' hay một từ ấn tượng mạnh là 'khổ dâm')...
      Tạm vậy, tks!

      Xóa
    2. Maitrang Huynh Kkk.
      Khổ cũng được mà hiếp cũng được. Tôi cho rằng sự cường điệu tung hê hoặc bán rẻ cái lương tri là vô vô cùng nguy hiểm ! Hè hè...
      Tối vui !

      Xóa
    3. 'sự cường điệu tung hê hoặc bán rẻ cái lương tri là vô cùng nguy hiểm', nghĩ đi nghĩ lại là rất chính xác, cái đó được... tôi gọi đùa là mị dân và 'mị thân' (lừa dối người và lừa dối mình), tạm vậy, thank bạn.

      Xóa
  7. Hồ Thái Hà (FB)
    Tui lại thấy Ních xơn và Kít sinh giơ là 2 người Mỹ chẳng hiểu cái quái gì về Lịch sử Việt Nam cả. Chúng dội bom B52 vào một Thủ đô có ngàn năm tuổi là rất ngu rồi bạn. Khi sang VN, được đưa đến Bảo tàng lịch sử (Bác cổ) ở HN, Kít bảo: nếu tôi biết sớm hơn về Lịch sử dân tộc VN thì tôi đã không "xui" Ních đánh bom B52 xuống Hà Nội. Thế hệ người Mỹ sau này chẳng qua nhìn ra được cái NGU của thế hệ trước trong đối xử với Việt Nam mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái vụ này tôi có đọc trong LSĐ rồi (cười)... Đề bài ở trên có chữ 'ha.ha..ha...' - ý là nói 'nghịch đảo', nói 'ẩn dụ' hay nói 'dưới một góc nhìn nào đó'... Cách đây 2, 3 năm gì đó, tôi có kể lại vài mẩu chuyện về Lịch sử, trong đó có vụ một sinh viên mới vào ĐH đầu năm 1, đến chơi cũng đúng lúc cả nhà tôi đang nói chuyện gì đó về Nguyễn Du, cậu ấy bất chợt ngước lên hỏi:
      - 'Nguyễn Du là Phù Đổng hả chú?'... (có thật 100%)
      ...Nhưng, ở đây kể dài mà làm gì! Vì... ngay bên trên lời bình của bạn, thì bạn MTH vào bình - có đoạn 'sự cường điệu tung hê... là vô cùng nguy hiểm', và đây chính là cái mà làm ta, chứ không phải Tây, mù mờ về lich sử!
      TM.

      Xóa
    2. Phạm Hiền Cứ cho là Kit nói như thế đi thì câu nói đó khg phải là ngu. Nhưng cái ngu là những người ở ngay tai VN mà khg biết tí ti gì về lịch sử VN và cũng làm cho các thế hệ sau nghĩ mình dưới lỗ chèn heng chui lên.

      Xóa
    3. @ Phạm Hiền
      Trước nay tôi hay thắc mắc: 'biết là gì?', và mất cả mấy năm tôi mới hiểu rằng 'biết tức là biết mình ngu', cho nên người thấy mình ngu mới là người hiểu biết. Kiss thấy mình... 'ngu', ok, tốt... Nhưng quay lại nhìn ta thì đa số xưa nay toàn là thể hiện, có thấy mấy ai tự nhận mình là ngu hoặc sai đâu, mà toàn là làm đúng... quy trình!
      Thank anh.

      Xóa
  8. Thanh Thủy (FB)
    Những đề tài huynh viểt đều rất hay nhưng huynh viết dài quá đôi khi muội lười đọc hihi... Mai mốt huynh túm nó lại gọn gọn xíu đi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, huynh có kiểm tra rồi, đọc trên đt thấy dài lê thê, nhưng đọc trên laptop lại thấy kg đáng là bao nhiêu!; thử tính, 5 mục (1,2,3,4,5) x 20 dòng/mục = 100 dòng, tức là khoảng 5 trang giấy vở học sinh, hehe... Thank nghen.

      Xóa
  9. Từ Thức
    9 giờ ·
    CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT
    Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi yêu tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?
    Một lần ngồi nhậu với 5 ông , có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.
    In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần ( hay không ) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, vá víu, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, tư tưởng gia lớn, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng, nghĩ mình đã chế ra điện và nước nóng.
    Ở đâu cũng có những cái tôi tổ bố, nhưng ở người Việt, nó là một hiện tượng phổ thông.
    Phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ?
    Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh ( pathologie ). Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ). Tư cao, tự đại là một cách tự vệ của người yếu.
    Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng. Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một bà bán hột vịt lộn, một tài xế xe đò về hưu.
    Nếu Picasso thoả mãn với '' péiriode rose '', sẽ không có " période bleue '', nếu hài lòng với période bleue ( giai đoạn vẽ tranh mầu xanh ), sẽ không có tranh lập thể đưa hội họa đi xa ngàn dặm.
    Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trên France Culture, trên chương trình La grande Librairie của Pierre Busnel ( France 5 ), khó tưởng tượng họ đã chiếm giải Nobel Văn chương. Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. Modiano tìm chữ một cách khó khăn, ít khi chấm dứt một câu , như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, chẳng có gì đáng nói. Họ lắng nghe người khác, dù người trước mặt chỉ là một nhà văn chân ướt chân ráo, vừa in cuốn sách đầu tay.
    Trước đây, khá lâu, tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh ý niệm niết bàn của Phật Giáo với thiên đàng của Thiên chúa giáo. Bà hỏi cách làm gỏi cuốn
    Ông bà là công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác. Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, giáo sư âm nhạc có uy tín lớn, ông là Olivier Messaien, một trong những nhạc sư, tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20.
    Rất nhiều nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’ Saint-Francois d’Assise ‘’của ông được trình diễn trên khắp thê giới.
    Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo.. Tiền bản quyền nhạc tặng các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.
    Khi nào có những người như Messaien, Le Clozio, Modiano, VN sẽ là một nước trưởng thành. Trong khi chờ đợi, phe ta thi nhau trèo lên nóc nhà, gào : Khổ quá, tại sao tôi tài giỏi đến thế ! Khi gào mỏi , đóng áo thụng vái nhau..
    Nguồn: Chôm bên Kiều Thị An Giang.

    Trả lờiXóa