Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

1017. Kiêu hùng và anh hùng (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho huyền my, Hoa hậu hòa bình 2017-
Mùa thu cong rát mắt nhìn
Đang trong thực tại bỗng chìm ảo mơ
Thế là ta cứ làm thơ
Hương thơm qua mũi bỗng lơ mơ... chiều
---------

Câu chuyện bắt đầu từ vụ có nàng MTV vào hỏi tôi: ‘Tần Thủy Hoàng có phải là một nhân vật kiêu hùng không?’, nguyên văn như sau: ‘Ngày xưa Tần Thủy Hoàng cũng bị giết vì tin rằng uống thủy ngân là trường sinh bất lão*.... mà không biết là kiêu hùng hay anh hùng huynh nhỉ?’, chuyện này làm tôi mất gần nguyên một đêm và một cử cà phê sữa 10.000đ (hehe): Tôi suy nghĩ rất cẩn thận.
Khi viết đến đây, tôi biết mấy tin là: 1) Phim ‘CÔ BA SÀI GÒN’* đang công chiếu tại ‘Liên hoan phim Busan - Hàn Quốc’ mà đã được các phụ nữ Hàn được phỏng vấn CHẤM 10 ĐIỂM!, không có người nào chấm 9,5 điểm!, mại dzô, mại dzô!; 2) ‘Trạm Thiên Cung 1’ - MADE IN CHINA - đang bay mất kiểm soát trên quỹ đạo và nhiều khả năng sẽ rơi xuống Trái Đất vào tháng 1/2018… ‘Chúng tôi nghi ngờ nhà chức trách TQ đã mất kiểm soát trạm và sẽ không thể khôi phục quyền điều khiển trước khi trạm quay trở lại khí quyển’, tập đoàn Aerospace Corporation ở Mỹ cho biết… Bất kỳ mảnh vụn nào rơi xuống mặt đất có thể chứa chất ăn mòn rất độc hại tên hydrazine và người dân được khuyến cáo không nên chạm vào... (vnexpress.net); 3) Trong cuộc thi ‘Hoa hậu Hòa bình thế giới 2017’ (Miss Grand International) tổ chức tại Quảng Bình, có sự tham dự của người đẹp Lisandra D. Napoles có đóng trong phim ‘Fast & Furious 8’; có Huyền My với ‘bộ quốc phục VN’ đang được bình chọn THỨ NHÌ THẾ GIỚI (247.000 lượt like và hơn 2.100.000 lượt chia sẻ, sau Indonesia 260.000 like và 2.400.000 chia sẻ); còn người đẹp TQ với ‘bộ quốc phục TQ’ thậm chí không lọt được vào top-15 (tương tự, ở Miss World 2015 tại TQ, Hoa hậu TQ không lọt được vào top-20): thế mà nghe nói Tây Thi, Dương Quý Phi đẹp lắm!, làm người Việt cả ngàn năm tốn công cong đít ngồi làm thơ chất cao đến… mặt trăng, chả hiểu tại sao!, nhưng sự thật vẫn là sự thật! (xem hình).
Vâng, mọi chuyện bắt đầu bằng 2 chữ ‘như lai’ = nói lại sự thật, mà không ní nuận nôi thôi. Và không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu, thôi thì trích ‘nhật ký’ tôi ghi tối hôm kia, tối hôm qua và sáng hôm nay vậy, trong đó có thêm chuyện tình nàng Mạnh Khương, ‘xét’ Tần Thủy Hoàng, và ‘ai lớp du bặt bặt’…

1
Tối hôm kia…
Tôi nằm mơ… Dưới dòng sông Bạch Đằng có vọng lên một câu chuyện… Thị Nở hỏi Chí Phèo* thời @:
- Kiêu hùng* và anh hùng khác nhau chỗ nào?
- ‘Hùng là trống, thư là mái. Anh là tinh hoa. Kiêu là một giống chim cú lớn. Gian là không thật thà (Tàng Thư Viện)... Huynh hát bài ‘Một đời kiêu hùng’ nói về Tiêu Phong, muội nghe nhé! (Ừ).
Anh hùng Khất Đan, luôn mong ước thanh bình
Lợi danh chẳng mang, bao ân oán không màng
Buồn phiền đã tan, thân ta theo làn gió mang khát khao tự do
Quay về chốn xưa, ta sẽ gặp nàng
Dù là cõi mơ, vui khúc tương phùng
Dìu nhau đến nơi khi xưa ta từng có những tháng năm bình yên.
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mot-doi-kieu-hung-dinh-vuong-linh.detcmYzoTxqq.html
Vậy kẻ kiêu hùng là trên cả anh hùng, là anh hùng chân chính - không màng danh lợi, có tình có nghĩa, bênh vực kẻ yếu, không khuất phục trước bọn ác bá! (Ừ). Vậy với câu 'Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm', hay ‘Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý/Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Hoa sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên’*  thì Trần Hưng Đạo có phải là một nhân vật tuyệt đỉnh kiêu hùng không?
- Dĩ nhiên.
- Vậy thời nay có kẻ kiêu hùng như Trần Hưng Đạo không?
Chời!, muội hỏi khó quá, đi mà hỏi các fbker ấy!, huynh… chịu.

2
Tối hôm qua…
‘Tần Thủy Hoàng không phải là một nhân vật kiêu hùng’, tôi đã trả lời nàng:
- Theo… nguyên tắc thì những người làm điều ‘kinh thiên động địa’, hay làm chuyện xuất sắc hơn cả ngàn, cả vạn người khác thì gọi là anh hùng, mà người xưa căn cứ trên ‘võ nghiệp’, nói chung là trên ‘chiến trường’ hay ‘chính trường’ theo nghĩa rộng, và thường không quá phân biệt thiện ác... Quan điểm này vẫn còn di hại tới ngày nay ở… nước ta, cụ thể là về mặt khoa học kỹ thuật, cụ thể hơn là về mặt học thuật, chưa nói đến vụ phân biệt lề trái, lề phải, trước 75 và sau 75…
Nhưng bên Tây thì có khác, chắc hầu như ai cũng biết những anh hùng ‘hình tượng’ - gần như là ẩn danh, không màng danh lợi hay có thể yêu đương... tha thiết như Lucky Luke, Batman, Robin, Superman, Spiderman, Spy 007 (Điệp viên 007), hoặc đam mê ‘khoa học’ như Tin Tin, Conan, Sherlock Holmes, trong đó Spiderman được người Mỹ xem là ‘anh hùng vĩ đại nhất trong mọi thời đại’!
Như vậy, mặc dù Tần Thủy Hoàng đã đả bại được quần hùng và lên ngôi Minh chủ võ lâm (Hoàng đế) thì trên lý thuyết dĩ nhiên là anh hùng, nhưng trên thực tế người ta gọi Tần Thủy Hoàng là ‘bạo chúa’ chứ không gọi là anh hùng, nên lại càng không phải là một nhân vật… kiêu hùng!

3
Câu chuyện nàng Mạnh Khương…
MẠNH KHƯƠNG NỮ*
Chuyện kể rằng thời Tần Thủy Hoàng có chàng thư sinh ở xứ Giang Nam tên Vạn Hỉ Lương, trong khi bị quan quân đuổi bắt vì giấu sách cấm, đã tình cờ chạy vào vườn của Mạnh viên ngọai, chàng leo lên cây, núp trong đám lá rậm bên cạnh một cái ao. Không ngờ trời đất xui khiến, nàng Mạnh Khương, ái nữ của Mạnh viên ngọai và một nữ thị giả ra ao tắm, nàng Mạnh Khương cởi hết quần áo ra tắm, thị giả đứng trông chừng. Hỷ Lương lần đầu tiên nhìn thấy trọn vẹn thân thể phụ nữ khỏa thân, quá bất ngờ và ngẩn ngơ đến mức bất cẩn rơi xuống ao... Cảnh trong phim Vạn Lý Trường Thành, thập niên 70, vai Mạnh Khương do Thang Lan Hoa đóng. Lúc đó cô còn rất trẻ và xinh đẹp. Rất tiếc là cảnh phim đó hiện không có trên Youtube. Đành tìm lại dư ảnh trong một bài hát của cô, bài “Em đang ở bên anh - Wo Zai Ni Zuo You:
- https://www.youtube.com/watch?v=musmY9ulPnU
- https://www.youtube.com/watch?v=wwUDO_5oS7U
Kết cục Mạnh Khương chỉ có cách lấy chàng làm chồng. Sau đó Hỷ Lương bị bắt đi xây Vạn Lý Trường Thành, quá khổ cực, bệnh chết, chôn dưới chân trường thành. Thấy đã quá lâu không tin tức và muốn gửi áo ấm cho chồng, Mạnh Khương phải lặn lội đi tìm, hay tin chàng đã chết, kêu khóc đến động lòng trời khiến một đọan trường thành sụp đổ, lộ ra hài cốt của chồng. Chôn cất chồng tử tế xong, nàng nhảy xuống biển Bột Hải tự tử. Hiện nay tại Lão Long Đầu (đầu con rồng) tức đọan trường thành nhô ra biển tại Sơn Hải quan tỉnh Sơn Đông Trung Quốc vẫn còn đền thờ của Mạnh Khương, trong miếu có hai câu đối mà người ta cho là của nhà văn Văn Thiên Tường đời Tống :
- Tần Hoàng an tại tai/Vạn Lý Trường Thành trúc oán!/Khương nữ vị vong dã/Thiên thu phiến thạch minh trinh. 
Tạm dịch:
Vua Tần ngồi yên sao đành?
Oán xây Vạn Lý Trường Thành
Khương nữ nàng ơi không chết
Nghìn thu bia đá chữ trinh! (duylucthien, wordpress.com)
Tóm lại, nàng Mạnh Khương là kẻ kiêu hùng, Tần Thủy Hoàng có thể là đại… anh hùng!, hay nói chính xác hơn, như lão bá tánh nói, là… ‘bạo chúa’!...

4
Kết quả hình ảnh cho Tần Thủy Hoàng

‘Xét’ Tần Thủy Hoàng…
Những từ in đậm dưới đây có thể tạm chỉ ra tại sao Tần Thủy Hoàng lại làm mất nước:
- Ham xây tượng đài vĩ đại (Vạn Lý Trường Thành*) vì mục đích cá nhân/nhóm lợi ích hơn là vì lão bá tánh, làm HAO TỔN NGUYÊN KHÍ quốc gia nghiêm trọng.
- Sự tranh chấp quyền lực một mất một còn giữa các ‘nhóm lợi ích’ trong triều đã làm PHÁ HỦY NHANH CHÓNG NỀN MÓNG CỦA MỘT ĐẾ CHẾ mới xây dựng vốn còn chưa ổn định.
- Luật ‘Thái tử Đoảng’ phong kiến (con vua thì được làm vua, ‘tồng chí là con tồng chí nào’) vô hình chung đã tạo ra (những) đứa con/LŨ HẬU DUỆ NHU NHƯỢC, BẤT TÀI và bất đắc chí, thậm chí là ‘tiểu nhân đắc chí’* - điều này cũng ứng cho vụ Lưu Thiện (con Lưu Bị), hay Trần Ích Tắc (con Trần Nhân Tông, và nghe đồn rằng Trần Hữu Lượng bên Tàu là con của Tắc!), Lê Chiêu Thống hay Lê Duy Khiêm (con Lê Duy Vĩ), Nguyễn Quang Toản (con Nguyễn Huệ)…
- Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và cai trị Trung Hoa và lão bá tánh bằng VŨ LỰC - MỘT THỨ KHÔNG BỀN VỮNG tí nào!
- Câu chuyện nàng Mạnh Khương đã biến thành ‘một trong 5 thiên tình sử’ vĩ đại nhất trong Lịch sử Trung Hoa, chứng tỏ rằng lòng dân/NGƯỜI DÂN MUÔN ĐỜI CHỌN ‘TÌNH NGHĨA’ CHỨ KHÔNG CHỌN ‘HOÀNG ĐẾ’ - vua nhất thời, dân vạn đại, v..v…
Kết quả hình ảnh cho bạo chúa
…Và chuyện này chỉ xảy ra vào thời nhà Tần!... Và nay tôi đã… lớn rồi!, cũng như các bạn đọc!, tôi lấy làm thắc mắc là tại sao Nguyễn Du, Đặng Trần Côn… lại đem ‘xác Tàu’ về VN làm ‘xác sống’!... Thúy Kiều là người nước nào? Nước ‘lạ’. Cái nàng ‘Chinh phụ ngâm’ hay ‘Hòn Vọng Phu’* đó ở đâu ra? Bên xứ ‘lạ’ (xem chú dẫn), cách đây trên 2200 năm!:
- Tóm tắt hai câu chuyện, Hòn vọng phu và Mạnh Khương nữ, theo cái nhìn Phật giáo đều là ái biệt ly khổ. Người phụ nữ khổ vì quá yêu thương chồng mà phải sống trong cảnh ly biệt. Chinh phụ ôm con chờ chồng chờ mãi đến hòa đá. Nỗi lòng chinh phụ được diễn tả vừa tưởng tượng hào hùng về hình bóng của chồng, vừa là nỗi nhớ nhung không nguôi, tình cảm triền miên, trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm:
- Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn/Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền/Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa/Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên… Nhủ rồi tay lại trao liền/Bước đi một bước lại vin áo chàng/Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi/Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San… Múa gươm rượu tiễn chưa tàn/Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo/Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử/Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba… Áo chàng đỏ tựa ráng pha/Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in/Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống/Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay… Hà Lương chia rẽ đường này/Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi… (duylucthien, wordpress.com)
…Cũng tối hôm qua, tôi có đọc được một bản tin trên mạng…, may quá!, tìm ra rồi:
- ‘Thông minh kiểu Tàu’* chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. ‘Thông minh kiểu Tàu’ chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. ‘Thông minh kiểu Tàu’ chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, ‘thông minh kiểu Tàu’ chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc… (trithucvn.net)
Và hình như cái gì của ta ngày... xưa cũng Tàu!, hèn chi cứ đời đời lu bu là phải! Hu..hu…

5
Sáng hôm nay…
Tôi có xem lại phim ‘Tiểu Lý phi đao’ và chợt bật cười khi người ta dùng cụm từ ‘anh hùng si’… Thật ra, các khái niệm trong tiếng Tàu (Hán-Việt) rất phức tạp nếu không muốn nói là nhiều khi lẫn lộn, mơ hồ, cụ thể là có thể được diễn nghĩa ‘tùy theo ý của đạo diễn’!... Tất nhiên ai cũng xem anh hùng tức là anh hùng, nhưng có khác…
Anh hùng mà Kim Dung hình tượng hóa thường là tiếu, là ngạo (không phải nghĩa kiêu ngạo), là chí tình, là ‘thoát’, thậm chí phải ít nhiều có chất ‘tà’... trong ‘Tiếu ngạo giang hồ Lệnh Hồ Xung’, ‘Độc cô cầu bại’/’Đông Phương bất bại’, ‘Tiểu dâm tặc Trương Vô Kỵ’, ‘Ám nhiên tiêu hồn chưởng Dương Quá’, ‘Lão đông tà Hoàng Dược Sư’… Anh hùng mà Cổ Long hình tượng hóa thường là si tình, độc (nghĩa cô độc), thám (nghĩa trinh thám), ma (nghĩa ma quái) và ‘thoát’… như ‘Đa tình kiếm khách-Vô tình kiếm Lý Tầm Hoan’, ‘Phong lưu đệ nhất Sở Lưu Hương’, ‘Kiếm thánh Tây Môn Xuy Tuyết’, ‘Thần thám Lục Tiểu Phụng’…
Anh hùng mà người Mỹ hay ‘phương Tây’ hình tượng hóa, mà nói cái gì họ cũng đề cập đến ‘Mr. Law’ (luật), rồi ‘Tam quyền phân lập’ gì gì đó, bởi những ‘Hero’ hay ‘Superman’ này thường có tính ẩn, thám, đứng giữa ranh giới luật và không luật, không màng danh lợi và do đó ‘thoát’ (hãy vào mạng xem phim ‘Người thực thi công lý’ thì biết), đặc biệt là rất ‘khoa học’… như ‘Trùm cao bồi Lucky Luke’, ‘Siêu anh hùng Batman, Superman, Spiderman’, ‘Siêu thám tử Tin Tin, Conan, Sherlock Holmes’, ‘Siêu điệp viên 007’, thậm chí là ‘Siêu vi tính Doremon’…
Anh hùng mà xứ rùa X hình tượng hóa thì rất là mệt óc. Tại sao mệt óc? Ví dụ như đã là anh hùng thì là anh hùng, nhưng lại còn phân biệt trước 75 và sau 75!, có ‘ngụy’ hay không!, ‘lề’ gì!, quân đỏ hay quân xanh!, có xxx ‘đế quốc đầu sỏ’ hay không!, I don’t know là tôi không biết, mà chỉ biết là nay bỗng mọc ra những ‘quái hùng’ đỉnh đỉnh đại danh mà ai cũng biết như ‘Tặc soái Phứng Rà’, ‘Sát Ngư đại nhân’, ‘Hot girl Tha Oánh’, ‘Bự Thiệt đại gia’, ‘Đính Quy Trùng gia’ và ‘Tiến sĩ Xốc Tiêu’…
Cho nên, anh hùng ta thường lợn cợn, mơ hồ kiểu ‘đầu Ngô mình Sở’ - thấy… đầy đường!, anh hùng Tàu cận-hiện đại thường là giỏi đánh đấm mà thiếu tính ‘4.0’ như những Tô Khất Nhi, Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Hoàng Phi Hồng, ‘Lý Tiểu Long’…, nhưng dù gì thì anh hùng Tây, Tàu hay ta đều có những điểm chung…
Tóm lại kẻ anh hùng theo ngữ cảnh này là kẻ ôm ‘mộng bình thường’, chí tình, ẩn tàng cái nét 'khinh thế ngạo vật', đặc biệt là KHÔNG DỰA DẪM, và do đó là kẻ KIÊU HÙNG! Vậy ta có thể xem xét lại toàn bộ lịch sử, kẻ nào ‘dựa dẫm’ vào nước khác/nước ‘lạ’, vào triết, tư tưởng/tư tưởng ‘lạ’, vào cái mác vĩ nhân/vĩ nhân ‘lạ’, vào ‘vũ lực’ để khuất phục lão bá tánh… để làm nên nghiệp ‘giàu’, nghiệp quan, nghiệp bá, nghiệp văn chương, nghiệp ‘giả học’… thì có thể loại ra khỏi từ ‘kiêu hùng’, vì họ chỉ có ‘tự kiêu’ chứ không phải ‘kiêu hãnh’ trước vũ trụ đất trời:
- Ta ứ sợ bọn ‘lạ’, ta dám yêu và ta là ta!
Vậy thì trong hai kẻ, kẻ nâng bi ‘ngộ ái nị chụt chụt’ và kẻ a còng ‘ai lớp du bặt bặt’, ai mới là kẻ… kiêu hùng?

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.       Câu chuyện Thị Nở hỏi Chí Phèo; Lời bình về Tần Thủy Hoàng, xem entry ‘Chuyện Bãi cọc Bạch Đằng’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1016-chuyen-bai-coc-bach-ang-thu-gian.html
2.       ‘Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý/Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Hoa sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên’ (Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm/Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm): THƠ NGƯỜI TÀU CA TỤNG TRẦN HƯNG ĐẠO, xem thêm: https://www.tindachieu.com/news/2017/02/ca-chau-au-va-trung-quoc-deu-muon-co-duoc-nguoi-viet-nay.html
3.       Kiêu hùng: Kiêu, danh từ là con chim kiêu - một giống chim dữ giống như loài cú vọ; còn hùng, danh từ là con gấu, tính từ là mạnh mẽ; tuy nhiên, trong Từ điển Hán Nôm (Từ điển Thiều Chửu…) không có từ ‘kiêu hùng’, mà định nghĩa ‘kiêu’ riêng, ‘hùng’ riêng. Và khoảng 10 năm đổ lại đây không hiểu tại sao nhiều phim Tàu khi chuyển sang tiếng Việt lại xài rất phổ biến từ ‘kiêu hùng’!... Trong tiếng Anh có từ ‘valiant’ nghĩa là anh hùng/dũng sĩ, hay hùng dũng (tính từ), tuy nhiên nó là từ cổ, chỉ có trong văn chương, và nay rất ít dùng.
4.       Phim CÔ BA SÀI GÒN (Trailer): https://www.youtube.com/watch?v=C4J_9BJy6gY
5.       Tần Thủy Hoàng (259-210TCN) cũng bị giết vì tin rằng uống thủy ngân là trường sinh bất lão: Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho ông bất tử. (wiki)
6.       ‘Thông minh kiểu Tàu’: Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về ‘thông minh kiểu Trung Quốc’ và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng…, xem thêm: http://trithucvn.net/van-hoa/nao-la-thong-minh-kieu-viet-nam-va-trung-quoc.html
7.       Tiểu nhân đắc chí: Tiểu = nhỏ, ít, dùng để nói tự khiêm; Nhân = người; Đắc = được; Chí = lòng ham muốn. Tiểu nhân là người tầm thường thấp kém về tánh tình, tài năng và đạo đức; dù giàu hay có địa vị cao trong xã hội, kẻ tiểu nhân vẫn là tiểu nhân; tiền bạc hay địa vị không biến tiểu nhân thành quân tử được. Trái với tiểu nhân là quân tử; quân tử là người có tài năng và đức hạnh cao quí; người quân tử dù nghèo, không gặp thời thì vẫn là quân tử, vẫn giữ vững đức hạnh hơn người. Tiểu nhân đắc chí là kẻ tiểu nhân có tài đức tầm thường nhưng nhờ mưu mô khéo léo mà được thành công trên đường danh lợi thì họ tỏ ra tự đắc, khoe khoang, khinh người. (vn.answers.yahoo.com)
8.       TQ có ít nhất là 4 Hòn Vọng Phu (An Chi), xem thêm: http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4324-1528-633760793114531250/Hoi-dap-Dong-Tay/Trung-Quoc-co-hon-Vong-Phu-hay-khong.htm
9.       Vạn Lý Trường Thành có nghĩa gốc đơn giản là ‘BỨC TƯỜNG DÀI’, hay tiếng Anh gọi là ‘Bức tường lớn’ (‘The Great Wall’, thậm chí còn bị mạng Wired gọi là ‘The Great Firewal = Bế Quan Trường Thành): ‘Trong tiếng Trung Hoa, dãy tường thành này được gọi là ‘Chángchéng’, có nghĩa là ‘Bức tường dài’ (còn đời sau thêm chữ Vạn Lý không có nghĩa là vạn dặm, mà nghĩa là ‘rất dài’)... Thuật ngữ này có thể được tìm thấy trong sách sử (thế kỷ thứ 1 TCN), ghi nhận những bức tường được xây dựng thời Chiến Quốc'. Nó được XÂY DỰNG TỪ TK5 TCN, chứ không phải từ thời Tần Thủy Hoàng: ‘Phần tường thành do Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220TCN và 200TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Hoa xây dưới thời nhà Minh. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Hoa, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích…’ (wiki), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1008-van-ly-truong-thanh-phay-toi-i.html
10.    ‘Xây Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng tự đào mồ chôn mình’: Một Tần Thủy Hoàng một mình cô độc trên đỉnh cao luôn luôn khao khát biết ai là đối thủ cuối cùng. Những nôn nóng và bất an trong lòng ông ta ngày càng muốn nhanh chóng được giải tỏa. Chỉ vì một câu nói qua loa cho xong chuyện của Lư Sinh đã dẫn tới một chiến lược chấn động không tiền khoáng hậu trong lịch sử TQ... Tần Thủy Hoàng đã không tiếc xương máu, trưng dụng 70 vạn lao công trong thời gian nhiều năm xây dựng trường thành với quy mô rất lớn kéo dài hàng vạn dặm, bắt đầu từ Lâm Thao (tỉnh Cam Túc) dừng ở Liêu Đông… “Người Hồ” rốt cuộc là ai? “Người Hồ” trong câu nói của Lư Sinh: “Vong Tần giả Hồ dã”... (‘Truy tìm chân tướng lịch sử’, Trương Tú Phong, thegioivohinh.com)

31 nhận xét:

  1. NHỮNG BỘ QUỐC PHỤC VN ĐẸP NHẤT
    Những bộ quốc phục nặng cân nhất của đại diện Việt Nam khi thi sắc đẹp quốc tế: Siêu mẫu Khả Trang là đại diện Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2016, diễn ra tại Ba Lan với sự tham gia của 70 thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ.
    Trong đêm chung kết, người đẹp Việt Nam được bình chọn là thí sinh có trang phục dân tộc ĐẸP NHẤT, nhờ mẫu thiết kế cầu kỳ lộng lẫy, nặng 45kg.
    https://www.baomoi.com/nhung-bo-quoc-phuc-nang-can-nhat-cua-dai-dien-viet-nam-khi-thi-sac-dep-quoc-te/c/23524754.epi?utm_source=mobile&utm_medium=facebook&utm_campaign=share
    C/c: Trần Đắc Khiết, Phan Rang, Hanh Hong, Dung Tran, Trần Đắc Khiết, Lena Le, Phong Phạm Thị, Mộng Bình... Tks!

    Trả lờiXóa
  2. Lưu comt Vu Le Hoang:
    Ngộ... tồng ý, kg phải các khái niệm khó hiểu... lắm, mà vì viết dưới dạng thuật ngữ 'Tây-pha-Hán-Việt' làm người đọc thấy có vẻ thần bí! (tương tự như vụ Hán Việt, vd như cụm từ 'khinh thế ngạo vật' hút một số học giả ta đua nhau... nghiên cứu, ha..ha...).
    P/s: À, mình xin cái này về nhà sau có chỗ xái. Tks!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/VLH1184264029/posts/10211945638374695?comment_id=10211950084805853&reply_comment_id=10211950982308290&notif_id=1508302439521638&notif_t=feed_comment_reply

      Xóa
  3. Hanh Hong thích cái ông ẹp giai này k? (hình ông râu xồm phía trên)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hanh Hong (FB)
      Ha..ha..ha. Ông này mà hôn là rổ mặt hết rồi huynh ơi ha..ha.ha... Sao vậy bộ huynh sợ em quấy rầy huynh hay sao mà làm mai vậy ha..ha..ha. em chỉ thích vậy thôi nhỏng nhẽo với mấy huynh thôi mà
      44 phút

      Xóa
    2. Ông này là Tần Thủy Hoàng ca ca đó, thik tiểu sư muội HH lắm vì nấu đồ nhậu ngon, hehe

      Xóa
    3. Hanh Hong
      Huynh hay quá ta hồi nào giờ toàn nghe kể chưa bao giờ thấy hình Tần Thủy Hoàng hết, nhìn mặt ổng là bá chủ rồi nhất là cặp chân mày ha..ha..ha.

      Xóa
    4. Ông này ổng thích cô nào ở Cần Thơ mà biết nấu món ăn trường sinh bất tử lắm, hứa trả lương cực cao, 1000 lượng vàng/năm, còn hơn, siệt!

      Xóa
  4. Phạm Thế Thuý (FB)
    Đúng là
    "Mùa thu cong rát mắt nhìn
    Đang trong thực tại bỗng chìm ảo mơ" !
    Cái Kiêu hùng và anh hùng của tg cũng đang làm cho nhiều người phải rát mắt đây nè...
    6 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nàng PTT hỏi Trần Minh Châu ca ca nhìn Huyền My tiểu sư muội có kiêu hùng... rát mắt không kìa!, hehe
      P/s: Tại Miss Grand International 2017 - Quảng Bình.
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=719460924912443&set=p.719460924912443&type=3

      Xóa
  5. Lưu comt Đăng Thành Trần:
    HỒ TRƯỜNG - NGUYỄN BÁ TRÁC
    Nam phương ca khúc
    Phiên âm:
    Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
    Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
    Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
    Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
    Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ (4) hề, , thí lai đối chước hữu dư thương.
    Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
    Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
    Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
    Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
    Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
    Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử
    Dịch nghĩa:
    Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
    Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
    Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ!
    Trời mây nối màu xanh ngắt
    Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
    Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
    Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
    Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
    Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
    Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
    Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
    Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.
    III. Lời ca Hồ trường
    Nguyên bản trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Trang 400 – 401 (giữ nguyên các lỗi sai so với chính tả ngày nay)
    1. Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
    2. Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
    3. Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
    4. Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
    5. Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
    6. Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
    7. Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
    8. Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
    9. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
    10. Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
    11. Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
    12. Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

    *Tôi xem vài phiên bản và chọn bản này:
    https://www.youtube.com/watch?v=xSdeUSYBjfs

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Ha Thi Thanh Vi: CÂY CÀ RI, TRÁI CÀ RI, BỘT CÀ RI
    Danh pháp khoa học Bixa orellana, thuộc họ Điều nhuộm Bixaceae, hương vị và mùi thơm đặc trưng của ẩm thực Tamil. ‘Cà ri là một loại cây thân gỗ, lá và hạt dùng làm gia vị nổi tiếng trong ngành ẩm thực Ấn Độ và nhiều quốc gia trên thế giới. Hạt cà ri xay thành bột có màu vàng, mịn, mùi vị đặc trưng, dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn thơm ngon rất độc đáo. Nói đến cà ri là nói đến nhiều món ăn cay hoặc ngọt có thành phần chính là bột cà ri, nổi tiếng nhất trong ẩm thực Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam cùng một số quốc gia Đông Nam Á và Châu Á. Hương vị nồng cay, hương thơm ngào ngạt và màu sắc rực rỡ bắt mắt của những tô cà ri nóng hổi luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với chúng ta, nhưng ở mỗi quốc gia, bà nội trợ hay các đầu bếp lại có những công thức nấu cà ri riêng thể hiện nét đặc trưng của ẩm thực dân tộc mình’. (thuymocsach . com)
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=719728721552330&set=p.719728721552330&type=3

    Trả lờiXóa
  7. Ha Thi Thanh Vi đang ở cùng với Phạm Hiền.
    7 giờ ·
    Các bác Phạm Hiền, L. Tuấn Đạt, Nhà Gom Lá Bàng... có ý kiến gì với tút này không?

    Nguyen Chuong
    10 giờ ·
    "NGƯỜI KINH" LÀ... CÁI GIỐNG DÂN NÀO?
    (trích từ bài viết của Nguyễn Văn Mỹ)
    Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả! Chỉ có “người Kinh” trong khẩu ngữ.

    Khái niệm này có nguồn gốc từ thời nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh, sau nhiều năm bôn tẩu gian khổ, đã đánh bại Tây Sơn và lên ngôi vào năm 1802, lấy hiệu là Gia Long. Sau khi lên ngôi, Gia Long đã cho tuyển chọn và bổ nhiệm người thân thích, họ hàng tỏa đi khắp nới nắm giữ các chức vụ từ làng xã cho đến huyện, phủ… Hết bà con thì lấy người đồng hương Phú Xuân, kinh đô nhà Nguyễn, đất tổ của Nguyễn Hoàng, Nguyễn Kim. Người Kinh có nghĩa là người Kinh đô.
    Dần dà, khái niệm “người Kinh” được mở rộng thành người miền xuôi, bao gồm cả người Hoa, người Chăm… Ngược lại là “người Thượng” nghĩa là người miền núi, người vùng cao. Nếu mình khai là dân tộc Kinh, chẳng lẽ các dân tộc thiểu số vùng cao sẽ khai chung là dân tộc “Thượng”? Khi đó người Việt chỉ có 2 dân tộc là “Kinh” và “Thượng”, chứ không phải 54 dân tộc như hiện nay.
    Người Việt phải khai là “dân tộc Việt” trong cộng đồng “Người Việt Nam” gồm 54 dân tộc anh em mà dân tộc Việt là đông nhất. Hiện nay, chỉ có duy nhất sách “Non nước Việt Nam”, tài liệu tham khảo nghiệp vụ du lịch do Tổng cục Du lịch xuất bản ghi rõ mục thành phần dân tộc cả nước và các địa phương là “Việt” có chữ Kinh trong ngoặc đơn kế bên để chú thích thêm (Kinh); bên cạnh các dân tộc khác như Thái, Hoa, Chăm, H’ Mông, Tày, Nùng, Ê Đê…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hiền
      Mình có nhớ đã đọc được ở đâu đó một bài viết về vấn đề này. Theo bài viết đó thì cụm từ "dân tộc Kinh" xuất phát từ khu vực phía Đông Giang Nam (tức khu vực Quảng Đông, Triết Giang, nơi mà Kinh Dương Vương được vua cha là Đế Minh phong làm vua nước Xích Quỷ, "dân tộc Kinh' hay "người Kinh" được hiểu như "người Huế", "người Sài Gòn" "người Hà Nội" để chỉ nơi cư trú chớ không phải tộc người. Rất tiếc là bài viết mình kg lưu lại nhưng nhớ mang máng là ở trang edu-cadao
      4 giờ

      Xóa
    2. Hoai-Van Do
      Trong bài tiểu luận [Thuyết về sự di cư của người Việt/Yue và “lối tiếp cận mạng lưới ẩn”, URL https://leminhkhaiviet.wordpress.com/.../thuyet-ve-su-di.../] của tác giả Lê Minh Khải [do Hoa Quốc Văn dịch qua Việt ngữ], ông có một đoạn như sau:

      [...]...Xem thêm

      Thuyết về sự di cư của người Việt/Yue và “lối tiếp cận mạng lưới ẩn”
      Thuyết về sự di cư của người Việt/Yue và “lối tiếp cận…
      LEMINHKHAIVIET.WORDPRESS.COM
      2 giờ

      Xóa
    3. Hoai-Van Do
      Chữ Kinh chỉ giống người Kinh của chúng ta có thể bắt nguồn từ cái thuyết 3 xu đáng kinh khiếp của tụi nói trên! :P
      2 giờ

      Xóa
    4. https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/10/26/thuyet-ve-su-di-cu-cua-nguoi-vietyue-va-loi-tiep-can-mang-luoi-an/

      Xóa
    5. Lập luận của bạn Nguyen Chuong nói trên là đúng (đã tranh luận trên fb cách đây 2-3 tháng, tôi tìm chưa ra entry đã viết).

      Cái vụ 'dân tộc Kinh bên Tàu' đã có câu trả lời:
      -Người Kinh, hay dân tộc Kinh (chữ Hán: 京族, bính âm: jīngzú, Hán-Việt: Kinh tộc) là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Trung Hoa.
      Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình - Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa[1][2].
      Thời gian trôi qua, nhóm người Việt này đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy họ vẫn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại TQ. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận tại Trung Hoa. Họ sinh sống chủ yếu trên 3 đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), nay gọi chung là Kinh Đảo hay Kinh tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng, khu tự trị người Choang Quảng Tây, nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Hoa kèm với nhiều từ cổ của tiếng Việt. Về chữ viết, ngày nay họ sử dụng chữ Hán. Năm 2000 ước tính có khoảng 22.000 người Kinh tại TQ. (wiki)

      Người DTTS Jīngzú mà ta 'dịch' là Kinh (Hán Việt, có vấn đề!) - chỉ có 22000 người, hoàn toàn khác với nghĩa KINH trong từ 'kinh đô', tức người ở đồng bằng, để phân biệt với chữ THƯỢNG trong 'thượng du'/'cao nguyên', tức người miền núi, như ở Tây Nguyên người ta hay nói là 'người thượng' hay 'dân vùng thượng du'...
      Vậy nhen.

      P/s: À quên, cái giả thuyết trên (Chavannes) là sai về phương pháp tiếp cận (lịch sử), như trong bài đã phân tích:
      Vì vậy thuyết mà Chavannes đưa ra vào năm 1901 này có ít nhất 3 vấn đề liên quan:
      1) Nó chứa đựng một số lỗi do cẩu thả.
      2) Nó có vấn đề khi đánh đồng chủng tộc với địa danh.
      3) Nó áp dụng một lối tiếp cận khi khảo sát quá khứ không hiệu quả nhằm việc diễn giải quá khứ.
      TM.

      Xóa
    6. Ha Thi Thanh Vi https://www.facebook.com/hieuvuongtrung/posts/1737091502992424
      Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng
      Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
      Vương Trung Hiếu đã thêm 2 ảnh mới.
      19 giờ ·
      TẠI SAO GỌI NGƯỜI VIỆT LÀ DÂN TỘC KINH?

      Thỉnh thoảng đọc trên FB và đâu đó tôi thấy có người thắc mắc câu hỏi trên. Một số người cho rằng gọi người Việt là ngườ...
      Xem thêm
      16 giờ

      Xóa
    7. Đọc là thấy mèo à:
      -Chúng ta chỉ cần biết rằng “có thể” (xin lưu ý: “có thể”) sắc tộc Kinh là sự tổng hợp giữa người Khmer, Chăm, Hán… với 'thành phần chủ yếu' là người Lạc Việt. Nói cách khác, người Việt cổ có nguồn gốc từ người Âu Việt, Lạc Việt (là ‘chủ thể chính’)…
      -Trên đây chỉ là vài dòng tản mạn, không phải một bài nghiên cứu chính thống và chi tiết, chủ yếu người viết bàn cho vui lúc trà dư tửu hậu...

      Mặc dù đã 'biết' vậy, nhưng VTH kg biết dựa vào đâu, nên mới bê cái 'thuyết người Việt cổ từ Hoa Nam di cư đến Đông Nam Á' (VN) vào... dòng suy nghĩ, nhưng NAY wiki đã chứng mình rằng xác suất 'có thật' của thuyết này là BẰNG 0:
      -Quê hắn (AQ, Hoa Hạ) ở rất xa, cách tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam hơn 2967km bằng đường bộ, hay hơn 2326km bằng đường chim bay, mà các nhà khoa học đã kết luận rằng ‘xác suất người Hoa Hạ cổ đại nam tiến đến xứ sở Văn Lang ngày xưa là bằng 0;

      lần trước huynh viết vụ này và thầy NLD có vào xem và bình (entry 840):
      nguyenlandung [Blogger] Email 25.07.16@05:20:
      -Bài viết công phu quá, tôi học thêm được rất nhiều ! Rất cảm ơn Anh !

      Đại khái vậy. TM.

      Xóa
    8. Ha Thi Thanh Vi Tôi không hiểu lắm mục đích cái tút của ông Vương Trung Hiếu. Tôi nghĩ là ông ấy chỉ giới thiệu mấy cái link youtube mà bây giờ tôi mới bắt đầu xem.

      Xóa
    9. Mệt quá, huynh tìm hoài cũng ra, và đến đây là huynh 'thôi' nhen:
      -Các nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và Đông Dương có bề dày hơn một thế ký, là tư liệu chủ chốt trong tìm hiểu nguồn gốc các dân tộc. Nghiên cứu đã xác định ra các nền văn hóa cổ Việt Nam kế tiếp nhau từ 25 Ka BP (văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm) đến đầu công nguyên.
      Một trong các bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á[3], trong đó có Việt Nam, có chung một thế hệ nguồn gốc đầu tiên là việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình (niên đại 14 - 12 Ka BP) ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và "vòng đảo Đông Nam Á". "Người Hòa Bình là ai?. Trong hang Con Moong còn tìm thấy nhiều hài cốt, đa số xương đã mũn nát, nhưng còn một bộ với răng sọ, cho thấy chủng tộc là Australoid negrito" (Nguyễn Đức Hiệp, 2012)[3]. Trong các văn liệu quốc tế "người Hòa Bình" (Hoabinhian) này còn được gọi là Proto-Malay, đã phân bố rộng khắp Đông Nam Á, với các phát hiện ở Tabon (Palawan, Philippines), ở hang Niah (Sarawak, Malaysia), và ở các hang Ma, hang Pa Chan, Moh-Kiew, Lang Rongrien ở Thái Lan. Họ cũng được xác định là có liên hệ về di truyền với các chủng người bản địa Úc hiện nay[3].
      Dựa theo thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa) thì Hoabinhian thuộc làn sóng di cư thứ nhất. Làn sóng di cư thứ hai, được nhắc đến trong văn liệu Malaysia là "người Malay thứ hai" (Deutero-Malay)[4] di cư đến thì Proto-Malay một phần bị đồng hóa, phần tuyệt diệt và phần còn sót lại đến ngày nay là những bộ tộc biệt lập người Negrito ở Philippines, Malaysia, Andaman, và còn sót ở Đài Loan đến Tk 19[5]. Làn sóng di cư thứ hai dẫn đến vùng đông nam và đông châu Á nói chung, được định hình với các cư dân tổ tiên của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo, Nam Á, Tai-Kadai và Sino-Tibetan, từ Ấn Độ đi qua hành lang Bengal đến chiếm lĩnh, thay thế dần Hoabinhian và tạo ra các nền văn hóa trẻ hơn. Sự di cư đến tạo ra tình trạng các dân tộc với các ngôn ngữ khác nhau sống xen nhau.
      Trường phái "phát triển liên tục" thì cho rằng các nền văn hóa cổ đã phát triển liên tục và kế tiếp nhau đến thời sơ sử. Cá biệt còn có ý kiến cho rằng từ "văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á lan tỏa đến các vùng khác", coi Đông Nam Á là một trong số cái nôi phát triển của loài người, như Wilhelm G. Solheim (1972), Stephen Oppenheimer[6], và một số học giả trong nước. Tuy nhiên một số ý kiến xuất này hiện trước khi có tiến bộ trong ứng dụng sinh học phân tử. Và việc kiểm chứng bằng sinh học phân tử để xác định quan hệ tổ tiên của các di cốt, để xác định sự liên tục phát triển, thì chưa được thực hiện.
      Dù ý kiến khác nhau, thì các bằng chứng khảo cổ học cho thấy các dân tộc chủ yếu hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam, vào đầu thời sơ sử đã LÀ CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA. (wikipedia . org)

      Xóa
    10. Hì hì mới coi link youtube mà ông VTH dẫn. Hóa ra chỉ là tiếng Việt của Việt Kiều ở TQ thôi mà. Đọc còm trong tút đó mắc cười quá! :D Có lẽ người còm cũng là Việt Kiều mà tôi tưởng lầm là người Việt trong nước.

      Xóa
    11. Chính xác, good!, họ chính là 'Việt kiều', vậy nhé, g9!

      Xóa
    12. Ha Thi Thanh Vi Bác được đổi tên là Hốt Lá Bàng cho gọn rùi kìa. :D

      Xóa
    13. Phạm Hiền Túm lại là người Việt (có giấy CMND, khi ra nước ngoài có Hô chiếu), nói tiếng Việt (có cần phải có bằng B Việt ngữ, để tránh ăn nói bậy bạ) đang cư trú trên đất Việt (phải có hộ khầu nghen) thì dù ở trên mấy đỉnh núi (Thương {trên}) hay hàng vạn con sông rạch (Kinh) thì mới là người Việt. Ai không đủ các điều kiện trên thì gọi là người lạ.

      Xóa
    14. Ha Thi Thanh Vi Hi hi đọc thấy "Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh..." mà giật bắn cả mình. Đang ngơ ngác về chuyện xưa nay hay mở miệng nhận vơ mình là người Việt. :D

      Xóa
  8. Thanh Thủy (FB)
    Luôn thích những câu thơ trong bài viết của huynh! Hihi..., tặng huynh ảnh người đẹp nè cho huynh "cong rát mắt nhìn".
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, hoa và ngoài trời
    13 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ...tra nhiều tư liệu quá bắt... mù mắt nuôn, hihi..., nên có em cong cong, sơm sơm, đứng bên hoa bằng lăng tím như vậy mới thấy... tỉnh người: thượng đế cấu trúc âm-dương quả là tuyệt vời!, hehe.
      Thank Thanh Thủy, g9!

      Xóa
  9. Lưu comt Anu, T3, 23:56:
    À, huynh viết bài 'Cô Ba Sài Gòn', có người (kiểu NAD!, ở Cali!) vào bình là
    - 'Viết rất hay! Vừa hiểu miền Nam, hiểu Sài Gòn, uyên bác như Vương Hồng Sển, Sơn Nam lại tếu táo, tài hoa như Bùi Giáng! Bái phục', rồi
    - 'Thích quá! Nhất là đoạn... anh hùng luận. (Nói thêm là viết quá công phu và theo HHT thì đủ yên sĩ phi lý thuần)
    cho bài 'Kiêu hùng và anh hùng', làm huynh phải lưu lại ở chỗ nào đó trong blog… để làm kỷ niệm, hehe
    Nàng hỏi: ‘HHT là ai?’, ‘Huynh cũng kg biết’…

    Trả lờiXóa