Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

1018. CÔ BA SÀI GÒN… (Thư giãn)

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và mọi người đang đi bộ
Lá rụng ngoài sân, lá rụng nhiều
Nhớ ai, mây xám, trời cô liêu
Một mối tình ai ơi còn nợ
Để thuyền mơ, cuộn sóng cuối chiều
Em có còn buồn không em ơi
Ngoài kia nắng trốn, mây mù trời
Giá mà gặp em khi trống vắng
Rực dáng hình thơm, cháy cõi đời
---------

1
CÔ BA SÀI GÒN là tên một cuốn phim đang công chiếu tại ‘Liên hoan phim Busan’, Hàn Quốc, mà tôi mới biết đây… Nhìn lên màn hình ti-vi, tôi rất ngạc nhiên khi thấy 10 cô gái Hàn Quốc khi được hỏi đều chấm 10 điểm, không có ai chấm 9,5 điểm hết!... Tò mò, tôi mới vào mạng thì càng ấn tượng khi thấy hàng loạt cụm từ ‘1000 vé đầu tiên của Cô Ba Sài Gòn được 'tẩu tán' sạch sẽ tại Hàn Quốc’, ‘Áo dài Cô Ba Sài Gòn tung bay trên thảm đỏ LHP Busan’, ‘Đâu cần hở bạo, chỉ cần mặc áo dài, bộ tứ Cô Ba Sài Gòn cũng đủ gây ấn tượng tại LHP Busan’, ‘Vừa ra mắt, poster Cô Ba Sài Gòn đã trở thành tâm điểm chế của cư dân mạng'…

Tôi có xem lướt qua cái ‘Trailer’ thì biết nó là một cuốn phim được lồng trên nền những hình ảnh của Sài Gòn xưa - vào những năm 1960, đại khái là từ thời sau của ông Ngô Đình Diệm ‘pass’ qua thời ông Nguyễn Văn Thiệu, nó nói lên quá trình phát triển của nghề làm áo dài truyền thống với không thiếu những đấu tranh giằng co, phức tạp và tế nhị...
https://www.youtube.com/watch?v=XaDmiPnJtYM
Có nhiều đánh giá, như của bạn Ngân Long*: ‘Nếu người ta đi xem Cô Ba Sài Gòn chỉ để khen ‘Sài Gòn trong phim đẹp’, ‘Người Sài Gòn ngày xưa tao nhã thanh lịch’… thì thật khó để tính là bộ phim đã thành công về tổng thể’, nhưng tôi không khắt khe lắm khi chọn đánh giá này:
- ‘Ý tưởng rất hay. Dùng nét đẹp văn hóa, thời trang của VN giới thiệu ra thế giới. Người Việt từng mê mẩn văn hóa và thời trang Hàn. Bây giờ các cô gái Hàn mê áo dài VN qua bộ phim của Ngô Thanh Vân. Một hướng đi rất đáng hoan nghênh’, một lời bình trong bài ‘Cô Ba Sài Gòn khiến phụ nữ Hàn muốn thử áo dài Việt’* (tuoitre.vn)...
*
Kết quả hình ảnh cho cô ba sài gòn
CÔ BA SÀI GÒN là ai? Tôi chưa xem phim nên chưa biết (nghe nói là tháng 11 này mới chiếu!)…, nhưng Wikipedia lập tức có 2 trả lời: 1) Cuộc đời và nhan sắc của  trở thành giai thoại nổi tiếng gắn với Sài Gòn. Tên... Trần Ngọc Trà sinh năm 1906 tại Cần Đước, Long An; 2) Cô Ba Sài Gòn (tựa tiếng Anh: The Tailor)  một bộ phim điện ảnh Việt Nam sắp phát hành của công ty VAA do Trần Bửu Lộc và Kay Nguyễn làm đạo diễnVậy thì hãy để cho các bạn xem phim rồi sẽ biết…
Còn tôi có CÔ BA SÀI GÒN 'của tôi', bởi đọc nhiều tư liệu về cái được gọi là ‘Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn’ hay ‘Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn’*… thì tôi chỉ thấy có 2 ‘Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn’ mà có tên CÔ BA là Cô Ba Thiệu và Cô Ba Trà. Nhưng, 1) Cô Ba Thiệu* hay ‘Cô Ba xà bông’ (hình trên hộp xà bông nổi tiếng thời đó) là ‘Miss Sài Gòn-1895’ thì lại nổi danh vào cuối thế kỷ 19, và nay không nghe nhắc đến!, 2) Cô Ba Trà - người đã… bất tử trong truyền thuyết dân gian - xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20, tức là vào những năm 1920-1930 cùng với tên tuổi của Công tử Bạc Liêu, nhất là nhà nghiên cứu nổi tiếng Vương Hồng Sển:
Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn
Càng nhìn lâu càng mặn nét hồng
Còn trời, còn biển, còn sông
Còn câu tình ái, còn lòng tương tư.
Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?
Để lại chi mấy đọi sầu phiền
Vật đi còn chút tình riêng
Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa lòng
Lửa đã nhúm khó trông dụt tắt
Kể từ đây bặt bặt giấc tiên
Ngày sầu mấy khắc nào yên
Đêm trông canh lụn càng điên đảo lòng! 
Ngoài ra, trong số ‘Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn’ sau này là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Kim Cương, thì Thẩm Thúy Hằng cách đây mấy năm đã bị lộ khuôn mặt dị dạng do ‘phẫu thuật thẩm mỹ quá đà’ - nhìn đà sợ!, hay Kim Cương (và Công Thị Nghĩa, Hoa Hậu SG-1955) có gắn liền với tên tuổi của ‘thi sĩ đười ươi’ Bùi Giáng nhưng không phải là CÔ BA!
…Vì thế, khi chọn ‘Ngũ đại mỹ nhân VN’*, tôi đã chọn Dương Vân Nga, Ỷ Lan phu nhân, Huyền Trân công chúa, Nam Phương hoàng hậu và Cô Ba Trà.

2
CÔ BA TRÀ (tức Trần Ngọc Trà) sinh năm 1906, quê ở Cần Giuộc (tỉnh Long An). Từ  nhỏ, ba nàng nghi mẹ nàng ngoại tình nên không nghĩ nàng là con gái ruột của mình. Sau khi ba nàng mất, nàng bị bà nội và bác hất hủi, sỉ nhục, mẹ thì đánh đập tàn nhẫn. Có lẽ vì thế mà sau này nàng coi đời ‘lạnh như băng’ và lúc nào cũng cần có người yêu, điều đó rất đúng về mặt tâm lý và các nhà thơ hay nhà văn cũng rất đúng khi gọi nàng là ‘Đóa phù dung khát gió’ (nguoiduatin.vn).
Em thổn thức nhớ ai
Mà có tiếng thở dài
Chiều mưa rơi nhè nhẹ
Bỗng cần một bờ vai 
Sài Gòn trời mưa chiều
Ngồi lặng lẽ buồn thiu
Ước gì có anh đến
Em dâng dáng mỹ miều. 
Nàng là đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn thời ấy - một tuyệt thế giai nhân khuynh quốc khuynh thành và vô cùng thu hút mà 'cánh báo chí, nhà văn tốn biết bao nhiêu giấy mực để miêu tả vẻ đẹp của cô Ba Trà, nào là cô ấy đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn. Vẻ đẹp đó làm mê hoặc bất cứ người đàn ông nào, bao gồm các tay chơi hào hoa khắp cả Nam Vang, Băng Cốc' (nguoiduatin.vn). Sức thu hút đó mạnh đến nỗi mà đàn ông phải ‘xếp hàng’ để được gặp 'nữ hoàng', thậm chí phải ‘xếp gạch’: ‘Những ai được quen biết hay cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là một niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp, đủ để hiểu ngoài việc xinh đẹp cô còn là một thương hiệu hiếm có, có lẽ do thông minh và hiểu tâm lý đàn ông…’ (Vương Hồng Sển - ‘Sài Gòn tả pí lù’). Nàng được mệnh danh là ‘bà hoàng’ của vũ trường và sòng bài Sài Gòn vào đầu tk20, mà nick của nàng được ghép với tên của một diễn viên điện ảnh Pháp (!) nổi tiếng, đó là ‘Yvette-Trà’, ngoài ra nàng còn được mệnh danh là ‘Étoile de Saigon’ (Ngôi sao Sài Gòn)...
Nàng có quá nhiều người tình đến nỗi không nhớ xuể, cô chỉ chia cho mỗi người một mảnh tình rách để vắt vai cho đỡ buồn, chứ không dành trọn quả tim cho ai, ví dụ sau đây là các tay có ‘số má’: Công tử Toàn, con trai tỷ phú đất Phan Rang. bác sĩ Trần Ngọc Án, Hắc công tử, Bạch công tử, thương gia trẻ Lâm Kỳ Xuyên, con trai của đại điền chủ Trần Trinh Bạch ở Bạc Liêu, công tử Bích, chủ nhà băng Đông Pháp (chi nhánh Cần Thơ), quan tòa Trần Văn Tỷ, trạng sư Dương Văn Giáo, bác sĩ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, chủ sòng bạc Paul Ngọ tức Sáu Ngọ… Trong danh sách đó, công tử Toàn là mối tình đầu của cô. Sau này cô nói: ‘Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên’ (nguoiduatin). Ngoài ra, nghe đồn học giả Vương Hồng Sển cũng yêu thầm nhớ trộm nàng qua bài thơ 'Khen cha chả' (đăng ở trên)...
Hắc công tử chính là Công tử Bạc Liêu*, anh có nước da ngăm đen, người lực lưỡng, cao khoảng 1,7m, mày rậm, và tràn đầy… sinh lực. Còn Bạch công tử có tên là Lê Công Phước hay George Phước, dân Mỹ Tho (Tiền Giang), con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ta gọi chàng là Bạch công tử (da trắng) để phân biệt với Hắc công tử (da đen). Hai chàng đều mê Cô Ba Trà như điếu đổ, cạnh tranh nhau tặng quà cho nàng, hễ chàng này tặng món qùa này là chàng kia lập tức tặng món qùa khác đắt hơn. Có các giai thoại như: Hai chàng thì nhau đốt tiền nấu sôi nồi chè trước mặt người đẹp, kết quả là Bạch công tử thắng; Tính sơ bộ, số tiền mỗi người bỏ ra đốt để nấu sôi 1kg chè trong 1 tiếng đồng hồ là khoảng 5.000 đồng Đông Dương (hơn 83 cây vàng), nếu tính theo giá lúa thì tương đương với khoảng 300 triệu đồng ngày nay!; có một lần Bạch công tử tặng nàng một chiếc nhẫn kim cương trị giá 3.000 đồng (= 50 cây vàng), Hắc công tử tức quá tặng một chiếc nhẫn kim cương khác trị giá gấp đôi, không ngờ nàng không đeo nhẫn của ai cả, mà đem bán rồi ‘lạnh lùng’ ném vào sòng bạc, cả hai chàng đều chịu sầu…  (Nguyễn Thiện - wikipedia).
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Nam Kỳ vào năm 1932, Bạch công tử lập gánh hát Huỳnh Kỳ và theo đuổi các bóng hình kiều diễm mới, Hắc công tử cũng chán ‘mùi vị’ của nàng mà đi tìm những cảm giác mới lạ, ‘quái nhân’ họ Lương thấy nàng dùng biệt thự của mình để ‘sung sướng’ thì cũng bỏ ra đi, còn sau này, khi thấy nàng lẳng lơ với các người đàn ông khác, Lâm Kỳ Xuyên cũng bỏ về Cần Thơ ‘mút mùa Lệ Thủy’ luôn. Rồi nàng cũng lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần, trốn qua Xiêm, rồi quay về ẩn náu ở Sài Gòn… Đến năm 1938, người ta bắt gặp nàng, đang làm công cho một tiệm bình dân tồi tàn ở Chơ Lớn. Gặp lại ông Vương Hồng Sển vào năm 1952, nhan sắc ‘nàng’ đã tàn tạ…, rồi sau này không nghe nói gì đến nàng nữa! Còn cuối cùng, bao nhiêu nhà cửa, ruộng vườn, vàng bạc của 2 chàng Hắc-Bạch đều ‘đội nón’ ra đi,  Bạch công tử chết trước, Hắc công tử chết sau.

3
CÔ BA TRÀ nổi danh vào trước và sau những năm 1930, tức là vào cuối thời Pháp thuộc, hay ở ta còn gọi là ‘thời nửa phong kiến, nửa thuộc địa’; còn CÔ BA SÀI GÒN trong phim thì làm thợ may vào những năm 1960, tức vào thời ông Diệm ‘pass’ qua thời ông Thiệu, hay thời ‘nửa tư bản’…; và đến nay thì đã phát triển trên cơ ‘thời nửa phong kiến, nửa thuộc địa’ rồi!
‘Trên cơ’ như thế nào? Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì ‘Năm 1960 GDP đầu người của Nam Việt Nam quả có hơn Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia…’, chuyên gia Đỗ Cao Bảo* nói vậy, là thời của ‘Sài Gòn-Hòn ngọc Viễn Đông’, thời của CÔ BA SÀI GÒN. Còn nay? Nghe có vụ ‘nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá’, tức là nay rừng hay biển gì cũng đều bị ta ‘knock-out’ tuốt!, híc..híc…, nên tôi không biết. ‘Em đâu có biết lúc mặt trời sinh ra’*, chiều nay nàng mới… gọi điện rủ tôi đi uống cà phê và nói thầm thì vào tai tôi như vậy!, hehe… Và do cám ơn CÔ BA SÀI GÒN Hồng Nhung đã… rủ tôi đi dạo Bình Quới để cùng ngắm sông, tôi mới làm mấy câu:
'Anh muốn đưa em đến một miền'
Lục bình sóng vỗ, gió man miên
Hương thơm bên cạnh tràn theo gió
Ai tỉnh ai mê rớt giọt thiền
*

Nghe vậy nổi hứng, và do hay đi phượt, nên Hồng Nhung mới lục váy mở cái smartphone ra và chỉ cho tôi xem:
- Đây là sông Hồng sông, sông Nhị sông, sông Hoàng sông, biển Nam biển, biển Thái Bình biển…
- Ủa!
- Tức nà sông Hồng Hà, sông Nhị Hà, sông Hoàng Hà, biển Nam Hải, biển Thái Bình Dương.
- Ha..ha..ha…
- Đây là truyện Tây du truyện, truyện Tây sương truyện, truyện Ỷ thiên đồ long truyện, truyện Lộc Đỉnh truyện, và truyện Tam quốc truyện… (Ủa!), tức nà truyện Tây du ký, truyện Tây sương ký, truyện Ỷ thiên đồ long ký, truyện Lộc Đỉnh ký và truyện Tam quốc chí.
- Ha..ha..ha…
- Đây là nàng Tiểu Long nàng, nàng Mạnh Khương nàng, nàng kiều nàng, nàng ma nàng, nàng tiên nàng, nàng Miêu nàng, chưa kể chàng Lệnh Hồ ca ca và nàng Nhạc Linh San tiểu sư muội… (Ủa!), tức nà nàng Tiểu Long Nữ, nàng Mạnh Khương Nữ, nàng kiều nữ, nàng ma nữ, nàng tiên nữ, và nàng Miêu Nữ… (ha..ha..ha…).
Đây là núi Thất núi, núi Trường núi, núi Hoành núi, núi Hoàng Liên núi, núi Ngũ Hành núi và núi Thái núi… (Ủa!), tức nà núi Thất Sơn, núi Trường Sơn, núi Hoành Sơn, núi Hoàng Liên Sơn, núi Ngũ Hành Sơn và núi Thái Sơn…
Bằng chứng rõ ràng đây nè: Công cha như ‘núi Thái núi’… mà! Muội đi Tê Cu hoài, mà có thấy cái núi Thái núi ở đâu, anh boyfriend nam của muội hơi bị bực cái mình nói ‘có núi thái dúi thì có!’… (ha..ha..ha…).
Và đây là nước Tây Lương nữ nước, nước Anh nước, nước Hàn nước, nước Trung nước…, tức là nước Tây Lương nữ quốc, nước Anh Quốc, nước Hàn Quốc, nước Trung Quốc…, đặc biệt là còn có cái vụ nước Đài Bắc Mở Ngoặc Đơn Trung Hoa và nước Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc nữa!
- Ha..ha..ha… như vậy là bây giờ trên thế giới tồn tại 4 quốc gia cùng một lúc: nước Tàu, nước Trung Hoa, nước Trung Quốc và nước Trung nước!... À nè. (Hả!). Nhưng… Áo em si?
- Ý em nói là cái dân Vịt này phải dựa vào ‘của ngoại’ mới… ‘xxx đến thế là cùng’ được, tức nói cái gì cũng phải gắn cái Háng vào thì mới yên tâm mà trở thành nhà… giả học.
- Vậy muội hãy dùng phép thần thông ‘nói chuyện Hà Tây chết cây Hà Nội’ để giải thích thêm về cái mà dân ép-bê gọi là Háng-Vịt cho huynh nghe?
- Háng hình dung là cái… mu rùa. Người Vịt cả ngàn năm vác theo cái Háng nặng chình chịch trên lưng, nên xứ của họ bị có người gọi là xứ Rùa X.
- Vậy thì đến khi nào xứ Rùa mới trở thành con rồng thế giới?
- Năm… 3017.
- Còn CÔ BA SÀI GÒN tiếng Háng gọi là gì?
- Chời, huynh hỏi kỳ như Trương Vô Kỵ í, đó là tiếng Việt rin, làm sao mà đưa… Háng vô đó được!

Chời ơi nà chời, xin muội girlfriend nữ, à quên, nàng nữ ca sĩ nữ, à quên, nữ thí chủ nữ hãy thứ lỗi cho chàng nam bần tăng nam này đi, thiện tai tội nỗi, thiện tai tội nỗi!

(HẾT) 
---------
Chú dẫn:
1.       ‘Cô Ba Sài Gòn’ (phim): Biên kịch: Kay Nguyễn, đạo diễn: Lộc Trần - Kay Nguyễn, sản xuất: Công ty VAA & Thuy Nguyen Design House. Chính là sự tái hiện một kỷ nguyên thời trang áo dài trong thập niên 60, được cho là thời hoàng kim của kiểu dáng trang phục truyền thống Việt Nam. Đan xen vào đó là sự chuyển biến trong phong cách và kiểu dáng của áo dài trong thời kỳ hiện đại được kể thông qua câu chuyện của chính nhân vật cô Ba… Tất cả được lồng khéo léo trong câu chuyện giữa hai gia đình, giữa các bà mẹ và con cái của họ, giữa một nhà may và một tiệm bán vải với đầy đủ những hỷ nộ ái ố kịch tính… ‘Tại sao chúng ta không có một bộ phim về áo dài để tôn vinh một di sản văn hóa của Việt Nam và di sản văn hóa của nhân loại?’ - Nhà thiết kế Sĩ Hoàng chia sẻ... (thegioidienanh.vn)
2.       Cô Ba Sài Gòn khiến phụ nữ Hàn muốn thử áo dài Việt: Đoàn làm phim… đã có mặt tại Busan từ khá sớm. Họ đến sớm để chuẩn bị cho buổi chiếu quốc tế đầu tiên của Cô Ba Sài Gòn… cùng 55 bộ phim đặc sắc đến từ các quốc gia khác với những vấn đề về văn hóa, lịch sử và xã hội đương đại, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Busan đang diễn ra tại Busan, Hàn Quốc từ ngày 12-21/10/2017… Buổi công chiếu chiều 14-10 của phim đã thu hút gần 1.000 khán giả đến thưởng thức, đa phần đều dành những LỜI KHEN CÓ CÁNH cho bộ phim… ‘Ý tưởng rất hay. Dùng nét đẹp văn hóa, thời trang của VN giới thiệu ra thế giới. Người Việt từng mê mẩn văn hóa và thời trang Hàn. Bây giờ các cô gái Hàn mê áo dài VN qua bộ phim của Ngô Thanh Vân. Một hướng đi rất đáng hoan nghênh’, một lời bình. (tuoitre.vn)
3.       Cô Ba Thiệu: Vào năm 1865, tại Sài Gòn lần đầu tiên tổ chức hoa hậu có tên gọi Miss Sài Gòn… Cuối cùng, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu, còn được biết với tên ‘cô Ba xà bông’, con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh... Thế nhưng, cuộc đời hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn không được yên bình như mong muốn. Mẹ cô dù lớn tuổi nhưng nhan sắc mặn mòi, bị tên biện lý người Pháp Jaboin ỷ thế làm càn, thường xuyên theo đuổi rồi đưa ra những lời tán tỉnh, trêu ghẹo… Cuốn ‘Hỏi đáp về Sài Gòn’ của nhiều tác giả xuất bản năm 2006  cho rằng cô Ba là người cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Sau đó, cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 rồi xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh. Kết cục, người đẹp một thời lừng lẫy của Sài Gòn xưa đã có một cái kết đau lòng, vô cùng buồn thảm. (vnexpress.net)
4.       ‘Em đâu có biết lúc mặt trời sinh ra’ (Giọt sương trên mí mắt), trình bày Hồng Nhung: https://www.youtube.com/watch?v=hOSfmeCXyrI
5.       GDP đầu người của Nam Việt Nam (Đỗ Cao Bảo): Các bạn xem bảng thống kê GDP trên người của WB kèm theo thì thấy rõ: Năm 1960 GDP đầu người của Nam Việt Nam quả có hơn Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia… (đăng ngày 6/1/017): https://haidangnv.wordpress.com/2017/01/06/sai-gon-co-thuc-su-la-hon-ngoc-vien-dong-truoc-1975/
6.       Một đánh giá về ‘Cô Ba Sài Gòn’ (Ngân Long): Trong lĩnh vực show giải trí, hàng chục cuộc thi hài, hát Bolero mọc lên như nấm sau mưa. Nếu mở kênh truyền hình Vĩnh Long vào bất kì ngày nào trong tuần, bạn đều dễ dàng bắt gặp cái khung cố định gồm: 1 chương trình hài có pha ca hát, tạp kĩ, 1 chương trình thi ca hát có pha chút hài, 1 bộ phim có thể là hiện đại hoặc phim về thời Pháp thuộc. Dần dà, từ những giai điệu ngọt ngào, sang trọng được giới thiệu qua chất giọng kiêu sa của MC Trác Thúy Miêu, người xem trẻ tuổi trở nên mệt mỏi và chóng mặt vì sự đơn điệu đến đáng sợ của cái gọi là ‘nét văn hóa Sài Gòn xưa’. Vậy nên, nếu người ta đi xem Cô Ba Sài Gòn chỉ để khen ‘Sài Gòn trong phim đẹp’, ‘Người Sài Gòn ngày xưa tao nhã thanh lịch’… thì thật khó để tính là bộ phim đã thành công về tổng thể. Vì đây là phim truyện giải trí, không phải phim tài liệu. Việc tạo ra một bối cảnh đẹp, chân thực trong phim dĩ nhiên là một điểm cộng. Nhưng nếu nó là điểm cộng duy nhất, thì cần phải xem lại chất lượng bộ phim. (kenh14.vn)
7.       ‘Ngũ đại mỹ nhân' của Việt Nam!’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/251-ngu-ai-my-nhan-cua-viet-nam.html?m=1
8.       ‘Thiên tình sử’ Cô Ba Trà và Công tử Bạc Liêu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/250-cong-tu-bac-lieu-va-oa-phu-dung.html
9.       Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn: https://hinhanhvietnam.com/tu-dai-nhan-sai-gon-xua/

12 nhận xét:

  1. Ha Thi Thanh Vi (FB)
    Nghe nói vụ đốt tiền nấu trứng nấu chè là phịa. Cháu công tử Bạc Liêu nói hồi ấy mà cố tình hủy hoại tờ bạc của nhà nước phát hành là vi phạm pháp luật bị xử tội không nhẹ, nên thực tế không xảy ra trò ngông đó.
    5 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nàng nữ miêu nữ nàm kẻ nam huynh này cừ quá chời nuôn, Chàng công tử Bạc Liêu nam chết thời tám hoánh rồi (1973, Bạch công tử 1950, sr!), còn cháu của ổng nghe nói nay đang làm nghề xe ôm gì đó cũng sắp sắp đi buôn... muối rồi, ổng muốn '4Tê' gì mà hổng được!, cứ cho là hên xui như dân miền Tây nói đê!, hehe:
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=720198088172060&set=p.720198088172060&type=3

      Xóa
  2. Nguyễn Thị Thùy Bích (FB)
    Hay quá ạ
    4 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, chào bạn... mới, hồi đọc chuyện Cô Ba Trà huynh cũng thích, nhất là vụ có cụ Vương Hồng Sển... xía vô (ổng cũng... mê gái lắm!), hehe... Tks, chiều vui!

      Xóa
  3. Hanh Hong (FB)
    Hay quá huynh ơi hi..hi..., em thích cô ba Sài Gòn của huynh quá hà. Chúc huynh buổi trưa vui vẻ huynh nhé hi..hi. Hu
    4 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, Cô Ba Cần Thơ dòng họ 9 đời... nấu đồ nhậu ngon lắm, nay cổ qua bên Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc bán... bánh Trung thu dzồi, nghe nói cũng trúng mánh lắm, sắp ôm chiền dìa... Cần Thơ xây bịt phủ dzồi, hehe

      Xóa
    2. Hanh Hong Ha.Ha..ha..ha..ha..ha..., em thích Cô Ba Cần Thơ của huynh lắm lắm luôn, vừa dễ thương vừa đa tài nữa huynh hé ha.ha..ha..ha...

      Xóa
  4. Lưu comt Dung Tran:

    'Còn tôi, hạt bụi, thì thào: ra thôi!'
    Bồng lai, tôi lại bồi hồi
    Người quay lưng bước, hồn nơi... áo nàng

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Hoài Phố:

    'Nhập nhòe khói cay trước mặt'
    Đàn kia xuyên mắt, em cong
    Tình tang một cõi say nồng
    Mũi trần bỗng ngát mùi hương

    Trả lờiXóa
  6. Số liệu GDP bq/người mới nhất!

    Mỹ 53.000$, Úc 67.000$, Norway 100.000$, Thuỵ Sỹ 80.000$, Đức, Canada 40.000$, Nhật 36.000$, Hàn 28.000$ và Việt Nam 2000$.

    Trả lờiXóa
  7. Má Boon (FB)
    Vẫn là bài thơ nhỏ, những câu thơ nhỏ, vẫn là phong cách riêng của NGLB:
    Lá rụng ngoài sân, lá rụng nhiều.
    Nhớ ai, mây xám, trời cô liêu.
    Nhà thơ lãng đãng viết rất hay..., đọc bài viết của huynh mở mang kiến thức...
    16 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, hôm nay nhà có việc họ bận cả ngày, vội thêm vài nét cho bài mới rồi đi... làm,
      thank Má Boon nhé, CN tươi lành!

      Xóa