Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

1015. Hán Việt thiệt bất ngờ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho tiếng Hán Việt

Thỉnh thoảng tôi miên man suy nghĩ, và không ngờ ‘vụ Hán Việt’ mình cũng có… sai, rất sai, mà biết mình sai chỗ nào là rất tốt chớ sao!, chỉ sợ không biết rồi tưởng mình là… đỉnh cao trí tệ!, vì thế có một ông… vĩ nhân mới lai-chim qua bênh vực:
- Tôi sẽ trở thành một nhà hiền triết khi biết được lý do sự ngu xuẩn của tôi. (‘Lời thiêng’*, Khalil Gibran)

1
Tôi miên man suy nghĩ ở ngoài rẫy gần mấy cái buôn dân tộc, có mấy anh dân tộc thường chạy xe máy ngang qua trước mắt tôi, trong đó có vài anh trẻ trâu chạy nhanh kinh hồn!, tôi nhìn theo, quan sát… Tôi nhớ vài từ/cụm từ thường nghe như ‘mơ bờ rắc’, Đắc Lắc, Dray Sap, Cư M’gar (huyện Chư Mờ Nga), Buôn Ma Thuột…, và tôi liền nghĩ đó là: không có tiền (mơ bờ rắc), hồ nước (đắk = nước, lắk = hồ), thác khói (dray = thác, sap = khói), núi M’gar (cư = núi), cái buôn của bố anh Thuột (buôn ma thuột)…, đại khái là vậy, chưa nói đến những nghiên cứu xa hơn về ‘Ngôn ngữ Nam Đảo’* (tiếng Ê Đê, M’Nông…) ĐANG XÀI HIỆN NAY như:
- anei = à này, này, cim = chim, cing = chiêng, cô = cô, dhông = nguồn, gie = que (cái que), gui = gùi (cái gùi), hlăk = lúc, kai = cày (cái cày), kbao = bào (cái bào), krông = sông, Krông Buk = sông tóc, kuôk = cuốc (cái cuốc), ksu = cao su, kwa = quay, kyâo = cây, lao = Lào (nước Lào), mai = máy, mnăm = măm măm, uống, mnuih = người, mtao = vua, pin = bến, pơng = đóng, puôt = tuốt (lúa), ruê = ruồi, yang = hoàng (trong chữ hoàng hôn), thần… (có vài từ có dấu ‘khác’ không gõ được).
THẤY GIÔNG GIỐNG PHẢI HÔN!, ĐỬNG NÓI TIẾNG VIỆT LÀ TIẾNG DO NGƯỜI HÁN QUA ĐÂY DẠY CHO DÂN AN NAM TA NHÉ!!!
*
Tôi miên man suy nghĩ, đứng trước Tòa nhà Xanh (Green House) với một nàng Hàn Quốc trông trẻ hơn tuổi thật đến 20 tuổi, mà tôi tưởng là đang đứng cạnh… nữ tổng thống Hàn quốc Park Geun-hye* vừa mới bị ‘dìm hàng’ năm ngoái… Nàng dạy tôi, nào là ‘A nhong ha xe yo’ = xin chào, ‘A nhong hi gây xe yo’ = tạm biệt, nào là ‘A ni o’ = không / ‘Ne’ = có, nào là ‘Khăm xa hăm ni ta’ = cám ơn, ‘Mi yan hăm ni ta’ = xin lỗi, ‘O xo u xe yo’ = chào mừng bạn đến (welcome to), ‘Txăm ma nê yok’ = không có chi… 
TÔI MỚI BIẾT ĐÓ LÀ MỘT THỨ TIẾNG ĐƯỢC VIẾT BẰNG KÝ TỰ HÁN, NHƯNG LẠI CÓ NGUỒN GỐC ‘HÀN’ MÀ CÓ THỂ CÓ CÁCH ĐÂY ĐẾN MẤY NGÀN NĂM!
*
Vậy có thể dễ dàng suy ra từ sự phát triển lịch sử-tự nhiên, bất chấp các nhà nghiên cứu nói như thế nào, thì tiếng Nôm (hay hầu hết tiếng Việt ngày nay) là có trước, rồi để giao lưu, người Việt (Hàn Thuyên*…) đầu thế kỷ 13 mới dùng ký tự Hán để mô tả tiếng Việt xưa (Nôm), trong đó có nhiều từ Hán được diễn Nôm cho cả người Việt lẫn người Tàu có thể hiểu được, mà thành ra vụ ‘Từ điển Hán-Nôm’, và sau này là ‘Từ điển Hán Việt’ - khi ‘tiếng Nôm’ được La-tinh hóa. Nó tương tự như cách dùng ký tự La-tinh để mô tả tiếng Ê Đê hay M’Nông thành ‘tiếng Việt’ ngày nay (trong đó có công của thầy giáo Y Jut, 1888 - 1934), thậm chí còn có các cuốn ‘Từ điển Ê Đê - Pháp’ hay ‘Từ điển Ê Đê - Anh’ là tiếng dân tộc Ê Đê trước đây được La-tinh hóa và dịch sang tiếng Pháp hay tiếng Anh…
ĐỪNG RƯỚC DÂN CÁ TRÀU VÔ ĐÂY XÍ PHẦN ‘ĐÃ DẠY CHO DÂN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN MỘT BÀI HỌC’ NHÉ!

2
Ta sai!, thực ra là…
Ta hay dùng từ ‘hàng ngày’- trong từ ‘xếp hàng’, tức là có thứ tự, nhưng từ gốc của nó là ‘HẰNG NGÀY’, có nghĩa là ngày này qua ngày nọ đều làm một việc giống như nhau, không đổi ( = hằng), ví dụ như ‘hằng ngày tôi đều đi uống cà phê’…, tuy nhiên vụ này không quan trọng!
Ta hay dùng cả 2 từ ‘huyên thuyên’ và ‘luyên thuyên’, nhưng chúng khác nhau, ‘HUYÊN THUYÊN’ là từ gốc, là nói chuyện ồn ào náo loạn cả trời đất (huyên = ồn ào, thiên = trời), còn ‘luyên thuyên’ là nói đủ thứ, nói tùm lum tà la, nói liên tục. Tuy nhiên do thói quen mà dùng từ nào cũng đúng!
Ta hay dùng từ ‘kết cuộc’, tức là hết một cuộc chơi chẳng hạn, may thay là ta đã… đúng!, vì từ gốc cả nó là ‘KẾT CỤC’ có nghĩa là cục diện đã kết thúc, mô tả một vấn đề rộng hơn và lớn hơn!
Ta hay dùng từ ‘phiêu bạt giang hồ’ tức đi lang thang nay đây mai đó như các tay giang hồ trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, Cổ Long, hay các tay cao bồi Viễn Tây của Mỹ…, trong khi đó ‘PHIÊU BẠC’ mới là từ gốc ý nói đi lang thang ‘ít khi’ ghé lại, còn ‘phiêu bạt’ lại là ‘anh thường xuyên đi lang thang ghé lại nhà em’, hehe, tuy nhiên nay ta dùng từ ‘phiêu bạt’ và dĩ nhiên là nó… đúng!

Ta hay dùng từ ‘THAM QUAN’, thường là trước đây, mặc dù có thể trùng với từ ‘tham quan’ là quan tham nhũng, nhưng lại đúng với từ gốc của nó (tham = thêm vào, quan = nhìn nhận), là xem tận mắt để nghiên cứu/mở rộng hiểu biết (kenh14.vn), còn ‘thăm quan’ là từ nửa Việt nửa Hán, có nghĩa là tôi đến thăm chơi cho vui (một địa điểm du lịch nào đó) - ý cạn hơn ‘tham quan’!
Ta hay dùng từ ‘vô hình chung’, chung trong chữ ‘nói chung’ hay ‘chung kết’ tức là đi đến kết luận, nhưng từ gốc của nó là ‘VÔ HÌNH TRUNG’, trong từ ‘trung dung’, ‘trung tâm’…, tức là đứng giữa 2 bên, tỏ ý tán thánh (tratu.soha.vn), tuy nhiên nay ta chỉ xài từ ‘vô hình chung’, ví dụ ‘vô hình chung anh ấy nói là anh ấy sai’, thường là để dẫn đến một ý tóm tắt hay ý cuối nào đó của ai đó!
Ta hay dùng từ ‘sáng lạng’ là đúng, ví ‘sáng’ nằm trong từ ‘sáng sủa’, tuy nhiên từ gốc của nó là ‘XÁN LẠNG’, với ‘xán’ là rực rỡ, ý mạnh hơn! 
Vân vân và vân vân...

*
Còn nhiều nữa, nhưng không có thì giờ, vả lại không phải là trọng tâm của bài viết, xin hãy xem thêm về vụ ‘Tiếng Hán bị hiểu sai nghĩa Việt, hay viết sai'…
- BỒI HỒI nghĩa là “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”;
- CHẤP BÚT viết thành “chắp bút”- viết sai;
- ĐÁO ĐỂ trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”;
- ĐIỂM YẾU thành “yếu điểm” - viết sai;
- ĐINH NINH nghĩa là “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”;
- GÓA PHỤ trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết; tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”; nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt);
- HẰNG NGÀY viết thành “hàng ngày” - viết sai;
- HÔN LỄ (lễ cưới), HÔN PHỐI (lấy nhau); nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...;
- KHẢ NĂNG - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó, nhầm lẫn với “khả dĩ”;
- KHÔI NGÔ nghĩa là “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”;
- KHUYẾN MÃI nay dùng thành “khuyến mại” - viết sai;
- KÍCH THÍCH NHU CẦU TIÊU DÙNG rút thành “kích cầu” (từ này đang dần được chấp nhận);
- LANG BẠT KỲ HỒ nghĩa là “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn”;
- LẶP LẠI viết thành “lập lại” - viết sai;
- NỮ NHÀ BÁO thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”;
- PHƯƠNG PHI nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”;
- QUÁ TRÌNH là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường; nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai; có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên;
- TẶC: lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên “ăn trộm”. Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê... Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh...;
- THAM QUAN nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan” - viết sai;
- TRÙNG LẶP viết thành “trùng lắp” - viết sai;
- YÊU CẦU là một động từ, nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ, ví dụ: “mục đích yêu cầu”...
Đây là từ bài tổng hợp của nàng Lê Thị Bích Hồng* trên tuoitre.vn, nàng còn dặn dò:
- Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam… Tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại…


***
Bạn Vũ Hoàn còn cho rằng Bản thân ngôn ngữ luôn trải qua quá trình biến đổi không ngừng. Những biến đổi đó không mang tính chủ quan hay ngẫu nhiên mà phản ánh sự thay đổi về quan niệm, nhận thức và văn hóa của dân tộc. Ta không thể ôm khư khư những quy chuẩn thời xưa, yêu cầu giữ gìn sự trong sáng mà phán xét tiếng Việt ngày nay được.’ (tuoitre.vn)…
Vâng, không phải tiếng ‘Hán Việt’ cũng không phải tiếng Tây, mà dưới đây là tiếng Việt… xịn, như: ‘a còng’, 'bia', ‘ca ve’, 'cà phê', ‘blốc’, ‘búm bùm’, ‘CAM DAI BAY’, ‘đên’, ‘đề ba’, ‘đô la’, ‘lai chim’, ‘lai xô’, làm ‘ma két’, làm ‘mô rát’, làm ‘neo’, làm nghề ‘xeo’, ‘ma dzê in CHO LON’, ‘ma két ting’, ‘mát xa’, ‘mát gần’, ‘mít’ (xờ), ‘năm bờ oanh’, ‘pê nan ty’, ‘phân ta di’, ‘pô lít’, xe ‘ca’, xe ‘cúp’, xe ‘rim’, xe ‘xích lô’, ‘xeo phi’, ‘xê’ (vờ), ‘xi đa’, ‘xì căng đan’, 'xì gà', ‘xì ting’, ‘xờ mát phôn’*…, trong đó ‘CAM DAI BAY’ không phải là cái ‘vịnh Cam Dai’ mới… mọc ra ở VN, mà là ‘cấm đái bậy’, ha..ha…; nó dễ hiểu như nói ‘ai lớp du bặt bặt’ vậy!, bởi nay ta đang sống vào thời @, thời ‘thế giới phẳng’, thời ‘4.0’, nên dễ kiểm tra đúng sai!; nhưng từ Hán Việt có thể có cách đây cả ngàn năm, lại có nhiều từ có nguồn từ nước ‘lạ’, nên không dễ gì kiểm tra, có khi phải ‘đào mồ’ nó ra, vì thế, thiết nghĩ là nên hạn chế dùng tiếng Hán Việt càng nhiều càng tốt - tất nhiên là từ nào đại chúng hay dùng quen rồi thì cứ xài, có ai nói gì đâu!
Nếu tôi nói vậy thì sẽ bị… ném đá, nhưng có người nói:
- ‘Trên đời làm gì có đường, người ta đi riết thì thành đường thôi'.
Đó là câu nói của Lỗ Tấn. Ông… cố tổ của Tàu nói đó!, các bạn cứ ném đá ổng thoải mái, có thể tôi chỉ bênh vực vài soái muội thôi, chứ soái ca thì… không bao vờ, hehe…

(HẾT)
--------- 
*Hình cho lời bình 1.1 (Trả lời Mac Dung)
May thay là DUYÊN đã đến, sáng nay tôi có dịp tiếp cận cuộc thi ‘Miss Grand International 2017’ (Hoa hậu Hòa Bình Thế giới) đang tổ chức tại VN. Quan sát thấy:
1) Quốc phục VN đã tỏ ra rất ‘tự hào Việt’ (các đại biểu 'thế giới' vỗ tay rần rần) và KHÔNG LAI TÀU,
2) Bản thân Huyền My tỏ ra có cái ‘TÂM VIỆT’ khá rõ ràng, bởi cô bé thuộc thế hệ 9X (sinh 1995) nên tự nhiên có cách nhìn nhận ‘mới’ và KHÔNG BỊ CỤC BỰ HÓA,
3) Vào ngày 10/10/2017, Huyền My trượt bình chọn TOP-10 thế giói (trong số 80 quốc gia tham dự), nhưng đến ngày 12/10, tức cách đây 1,5 ngày, Huyền My đã vươn lên đứng đầu bình chọn thế giới (còn bgiờ tôi chưa có trong tay tin tức của ngày 13 và sáng nay, híc…)…

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng

So sánh với 'Quốc phục' Tàu (Từ Hi thái hậu):
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

*Chú dẫn:
1.       Bài thơ ‘Lời thiêng’*, Khalil Gibran, xem nguyên bài tại (phần bình luận): http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1014-khi-van-nhan-bien-thanh-da-nhan.html
2.       ‘blốc’ (block = chặn trên fb), ‘ca ve’ (cavalière = gái điếm), 'cà phê' (café), ‘đên’ (delete = xóa), ‘đề ba’ (depart/start = khởi động), ‘đô la’ (dollar), ‘lai chim’ (livestream = trao đổi (bằng hình ảnh) trực tiếp), ‘lai xô’ (liveshow = biểu diễn trực tiếp ngoài trời), làm ‘ma két’ (maquete = đồ họa), làm ‘mô-rát’ (sắp xếp, chỉnh sửa bản in), làm ‘neo’ (nail = móng tay), làm nghề ‘xeo’ (sales, (người) phụ trách mảng bán hàng), ‘ma dzê in CHO LON’ (made in Chợ Lớn), ‘ma két ting’ (marketing = tiếp thị), mát gần/búm bùm (pump pump = chơi gái), mát xa (massage = đấm bóp), mít xờ (miss = hoa hậu/hoa khôi), năm bờ oanh (number one = số dách/số một), ‘pê nan ty’ (penalty = phạt 11m trong bóng đá), phân-ta-di (phantasy = (sự) chế, nhào nặn, biến hóa), pô-lít (police = công an/cảnh sát), xe ‘ca’ (xe chở khách loại 36, 52 chỗ ngồi), xe ‘cúp’ (cub = con thú con (thú dữ), xe ‘ô tô’ (automobile = xe ‘hơi’ nói chung), xe ‘rim’ (dream = giấc mơ), xe ‘tắc xi’ (taxi), xe ‘xích lô’ (cyclo = đạp), ‘xeo phi’ (selfie = tự sướng), ‘xê’ (vờ) (save = lưu), bệnh ‘xi đa’ (sida, bệnh, đồ/áo quần), 'xì căng đan' (scandal = sự kiện gây chấn động trên mạng/truyền thông), 'xì gà' (cigar), ‘xì ting’ (style = mốt), 'xờ mát phôn' (smartphone)…
3.       Hàn Thuyên là người Việt: sinh 1229-!, tên thật là Nguyễn Thuyên, làm tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông. Ông là người tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247. Đại Việt sử ký toàn thư chép: ‘Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến sông Hồng. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường), cho đổi họ là Hàn. Ông giỏi thơ Nôm, được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của VN. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật. (wiki)
4.       Ngôn ngữ Nam Đảo…, ‘Từ loại danh từ trong tiếng Ê Đê’: http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGvLdmAq2012.1.5&e=-------vi-20--1--img-txIN-------
5.       Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán ViệtLê Thị Bích Hồng, xem tại: http://tuoitre.vn/hon-phu-hon-the-la-nguoi-chong-nguoi-vo-u-me-1216045.htm
6.       Nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/02/897-bat-canh-he-nguoi-tinh-im-lang.html
7.       Tiếng Ê Đê là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesia, được người Ê Đê tại VN và Campuchia sử dụng. Họ chủ yếu là các nhóm sắc tộc sinh sống tại khu vực Tây Nguyên của VN. Ngôn ngữ này thuộc phân nhóm ngôn ngữ trên, vì thế có quan hệ gần gũi với tiếng Chăm ở miền Trung... (wiki)

7 nhận xét:

  1. Mac Dung (FB)
    Kkk Nhà Gom Lá Bàng Vui thật! Tôi chỉ lướt nên bình cho vui nhà, có sai, chữ vô tình lọt mắt mọi người bỏ qua cho đạo sĩ nhà quê này. Từ "trùng lặp" và "trùng lắp" theo thiển kiến vốn khác nhau. Trùng lặp là do lỗi kiểm soát từ, trong vh gọi là.. là... điệp từ, chẳng hạn. Còn "trùng lắp" thuộc về bệnh... cái... cái... mà... mà.... Rồi. Nhân tiện bài tổng hợp của TG xếp TV vào 50 ngôn ngữ gì... gì... đó, cũng đúng đến thời điểm này. Bởi từ đây về sau TV còn, hay thành cái chi... chi... Có trời biết!?
    18 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, hồi trước bạn có hỏi tôi sao truy cập tư liệu nhanh vậy, tôi mới định rủ bạn ucf để nói (nhưng kg gặp), nhưng thực sự có gì đâu, vào Google ai cũng biết!, ‘có điều khi đọc 1 bản tin thì tôi moi tiếp 10 bản hay… 100 bản tin khác’, và như thế sự thật bắt đầu… nhú ra, hehe
      1
      Tôi kg phải là nhà nghiên cứu (mà chỉ là chuyên gia ‘viết’ và… lãnh lương, vd như viết bài này, hehe), nên chỉ nói ra suy nghĩ của mình thôi, thường rất tóm tắt… Theo trong bài, ‘trùng lặp’ là từ Hán Việt’, trong đó ‘lặp’ mà ta thường nghe trong cụm từ ‘lặp đi lặp lại’; còn ‘lắp’ như bạn nói là trong ‘nói lắp’ (hay ‘nói lắp bắp’) thì rõ ràng nó là tiếng Việt! (nó chỉ là từ Hán trong từ ‘lắp ráp = install trong tiếng Anh’ chẳng hạn!), mà về nguyên tắc thì kg thể lấy: 1 từ Hán + 1 từ Việt = 1 từ kép nửa đực nửa cái (xem trong bài)… Thế thì ta nên xài ‘trùng lặp’ vậy, hehe
      2
      Nhưng chuyện trên kg quan trọng, vì dù ai đó viết là ‘trùng lặp’ hay ‘trùng lắp’ thì ta vẫn hiểu. Còn cái này mới là vấn đề:
      - Bởi từ đây về sau Tiếng Việt còn, hay thành cái chi... chi... Có trời biết!?
      Vấn đề này bây giờ lại trở thành trách nhiệm của chúng ta, bất chấp cõi ta bà, và bất chấp ‘trển’ nghĩ như thế nào (vì ta kg biết!), dù sự đóng góp trách nhiệm này chỉ là một hột lúa, nhưng nhiều hột lúa thì sẽ tạo thành cánh đồng, miễn sao ta đừng đánh mất vai trò của cái hột lúa Việt đó! Thử hỏi là nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà 'hai lúa', nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà giàu, blogger, fbker … sống để làm gì trên đời, nếu không để góp phần nho nhỏ vào việc bảo vệ 2 chữ Việt Nam?
      ...May thay là DUYÊN đã đến, sáng nay tôi có dịp tiếp cận cuộc thi ‘Miss Grand International 2017’ (Hoa hậu Hòa Bình Thế giới) đang tổ chức tại VN. Quan sát thấy:
      1) Quốc phục VN đã tỏ ra rất ‘tự hào Việt’ (các đại biểu 'thế giới' vỗ tay rần rần) và KHÔNG LAI TÀU,
      2) Bản thân Huyền My tỏ ra có cái ‘TÂM VIỆT’ khá rõ ràng, bởi cô bé thuộc thế hệ 9X (sinh 1995) nên tự nhiên có cách nhìn nhận ‘mới’ và KHÔNG BỊ CỤC BỰ HÓA,
      3) Vào ngày 10/10/2017, Huyền My trượt bình chọn TOP-10 thế giói (trong số 80 quốc gia tham dự), nhưng đến ngày 12/10, tức cách đây 1,5 ngày, Huyền My đã vươn lên đứng đầu bình chọn thế giới (còn bgiờ tôi chưa có trong tay tin tức của ngày 13 và sáng nay, híc…)…

      Tôi luôn lấy thực tế để trả lời một vấn đề cụ thể, không quan tâm đến lý thuyết ‘thum thủm chiều trôi, khi em đi rồi, bay mùi cóc chết’ (nhại bài 'Tạ từ trong đêm', trình bày Thanh Tuyền) mà mấy anh hai lúa trước 75 hay hát đùa - tôi còn nhớ, chả biết họ ám chỉ cóc gì, có thể là cóc Bỗng Điên chăng!, I don’t know là tôi không biết!

      P/s: Bạn hãy xem thêm vài hình kèm theo nhé.
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=717950498396819&set=p.717950498396819&type=3
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=717952898396579&set=p.717952898396579&type=3
      So sánh với 'Quốc phục' Tàu (Từ Hi thái hậu):
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=717969365061599&set=p.717969365061599&type=3

      Xóa
    2. Mac Dung Thế huynh nghĩ sao về từ "cân xứng"?

      Xóa
    3. Từ điển Hán Nôm - Từ điển Thiều Chửu
      秤xứng
      1. vừa, hợp với, xứng với
      2. cái cân
      Vd: Hồng Lâu Mộng
      - "Vương phu nhân mệnh Phượng Thư xứng nhị lưỡng cấp tha".
      = “Vương phu nhân bảo Phượng Thư cân hai lạng cho hắn”.
      Theo tôi nghĩ thì ‘cân’ là danh từ hay động từ, xứng là tính từ (to be suitable to, theo nghĩa 1)…, từ điển Hán Nôm có định nghĩa ‘cân’ riêng, ‘xứng’ riêng, nhưng không có từ ‘cân xứng’!
      Có thể trên thực tiễn, người Việt (xưa) đã sử dụng như thế nào đó thành một từ kép (mà từ Hán thì 'xứng' tức là 'cái cân' mới chít chứ!), và là một tính từ:
      - Cân xứng tt. Cân đối, phù hợp giữa các phần khác nhau trong tổng thể: Bố cục cân xứng Hai bên cân xứng nhau,
      trang web ‘từ-điển . com’ đã trả lời như vậy.
      Hehe, nhưng tôi chỉ dẫn chứng chừng đó thôi, ‘dừng’, vì chưa ăn sáng và nhiều chuyện v..v... TM.

      Xóa
  2. Mộng Bình (FB)
    Muội muội sang thăm huynh nè. Nhà huynh kiến thức rộng quá muội đi mỏi cả chưn mà ko hết nà hị hị...
    Chúc huynh đêm ngủ ngon, an giấc nha.
    17 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank muội trẻ xinh, hihi, muội xem lời bình trả lời bên trên nhé, ngày mới vui nhen!

      Xóa
  3. Thank for your 'Like': Phạm Hiền, Mietvuon Sau, Dung Tran, Trần Đắc Khiết, Ha Thi Thanh Vi, L. Tuấn Đạt, Chuck Le, Van Anh Wemdler, Hanh Hong, Mai Hạ, Thaibangoc Thaiba, Mộng Bình...

    Trả lờiXóa