Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

1016. Chuyện ‘Bãi cọc Bạch Đằng’ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Bãi cọc Bạch Đằng
Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng 
của nòi giống Tiên Rồng,
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.
Trên trời cao muôn sắc đua chen bóng ô.
Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô.
Hàng cây cao soi bóng gió cuốn muôn ngàn lau.
Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao.
Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần...
Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng.
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung.
https://www.youtube.com/watch?v=8ThjwRNCrQs
---------

Hồi lớp 6, lớp 7, tôi đã thuộc lòng bài hát này (Bạch Đằng Giang, nhạc và lời Lưu Hữu Phước)… Đó là, từ năm 1999, từ Hà Nội, đi đến Phà Bính, rồi Phà Rừng, rồi chạy qua Bãi Cháy (Hạ Hong), tôi cứ đi xuôi đi ngược như vậy cả... trăm lần: tôi đi công tác.
Tại Phà Bính, giáp giới giữa nội đô TP Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên…, tôi gặp mấy nàng sồn sồn, hay mấy cậu bé, cô bé choai choai bán hàng xén (thuốc lá, kẹo xanh-gum, kẹo lạc, nước ngọt, trái cây linh tinh…)… Tôi mới hỏi thăm thì họ có biết một số câu giao tiếp tiếng Tàu (tiếng bồi)…, lúc đó tôi có thoáng mừng vì nước ta đã mở rộng giao lưu kinh tế, và dân ta (ở đó) biết thêm một ngoại ngữ!... Tại sao tôi lại ‘thoáng mừng’, phần lớn là bởi vì tôi không biết vụ ‘Chiến tranh biên giới 1979-1989’, tất nhiên là có biết trận chủ yếu bắt đầu vào rạng sáng ngày 17/2/1979 - lúc đó Đài phát thanh Hà Nội la lên rần rần mà!, nhưng khi tôi ghé Bãi cọc Bạch Đằng* thì chuyện đó đã trôi qua 20 năm rồi!, và ‘Lịch sử Việt Nam’ vì (những) lý do nào đó mà lại không nhắc đến nữa!
Tôi đã có dịp đi trên đường Trần Hưng Đạo (hay Điện Biên Phủ!, Hải Phòng), ghé thăm… Bộ Tư lệnh Hải quân mà một vị… tướng đã nói cho tôi biết Trần Hưng Đạo là ông tổ của Hải quân Việt Nam (đúng hơn là ‘Thánh tổ’*). Tại đó, tôi có nhìn thấy một bức phù điêu Trần Hưng Đạo bằng đá trước cổng, và xa xa là tượng bà Lê Chân - một vị tướng tài của Hai Bà Trưng…
Và tôi đã dừng lại ở Phà Rừng, ngắm Bãi cọc Bạch Đằng, xa xa, nhiều lần… Các bạn đã đến đó chưa?, ai là ông tổ của Hải quân Việt Nam?, và ai là người được người dân (và trên thế giới*) kính trọng… nhất?
*
Thế là 10 năm đã trôi qua, tôi không còn dừng xe lại Bãi cọc Bạch Đằng nữa:
- ‘Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên…
https://www.youtube.com/watch?v=0fi0Yg0fZ0A
Sao vậy? Tôi đã chuyển công tác vào phía Nam, làm việc với tướng… Nguyễn Trung Trực (ý nói miền Tây), tuy đôi khi cũng có ghé Hải Phòng có việc, nhanh, nên không ghé Phà Rừng - nên nay chỉ còn đọng lại trong ký ức tôi những hình ảnh khá mơ hồ… Rồi bỗng có một chuyện làm mọi ký ức của tôi sống dậy mãnh liệt, đó là có một tay chả hiểu vì sao lại ăn nói rất… phản động!
Y cho rằng dân tộc Việt chính là dân tộc Tàu chớ đâu!, đừng có ní nuận lôi thôi nữa!
Y cho rằng đất mà ta đang ngồi (miền Nam) là đất của Campuchia!
Y cho rằng nhạc Việt Nam là có nguồn gốc từ nhạc Tàu!
Y cho rằng nước Mỹ sẽ bị hóa thành… tro bụi rất sớm!, theo tiên đoán của bà tiên tri mù Vanga!
Y cho rằng người Mỹ không có lên mặt trăng, bởi có hình ảnh của ‘cơ quan NASA nào đó’ tiết lộ rằng lá cờ Mỹ trên mặt trăng bị gió thổi lắc lư!
Y cho rằng ta nói xạo!, làm gì mà có mấy cây cọc của Trần Hưng Đạo, lâu cả ngàn năm trôi qua làm gì mà còn!, v..v…
Mà, cho tới giờ tôi cũng chả hiểu vì sao!, y sống rất tự do, rất giang hồ lãng tử, chả lề phải lề trái gì hết, nếu nói là y bị ‘pọn Hoa Nam’ hay ‘Hướng dẫn viên du lịch Tàu’ tuyên truyền thì cũng không phải, vì dễ gì mà tiếp xúc!; cuối cùng, có lẽ lý do là vì y thỏa mãn với cái hiểu biết ‘xẹt’ qua lỗ tai, không chịu tìm hiểu đến nơi đến chốn, vô hình chung mà tôn thờ vị Thần Chém Gió, rồi đề cao bản thân, rồi cho mình là… ‘vĩ nhân’, kèm với tính ‘Việt nô’ thái quá, đến nỗi dìm hàng cả dân tộc Việt Nam mà vô tình không biết!
Tuy nhiên, tôi không có thói quen đề cập đến chuyện cá nhân, makeno = ai làm gì là chuyện của họ, nhưng rất tiếc, dưới một góc nhìn nào đó, đây lại là một ví dụ khá… ‘điển hình Việt’!
*
Chuyện rất là dài dòng, mà chắc ở đây tôi không thể nói nhiều, vì mấy nàng sẽ kêu ‘buồn ngủ’!
Đại khái là đối với 4 vấn đề đầu, tôi có viết:
- ‘…Những nghiên cứu xa hơn về ‘Ngôn ngữ Nam Đảo’* (tiếng Ê Đê, M’Nông…) ĐANG XÀI HIỆN NAY như: anei = à này, này, cim = chim, cing = chiêng, cô = cô, dhông = nguồn, gie = que (cái que), gui = gùi (cái gùi), hlăk = lúc, kai = cày (cái cày), kbao = bào (cái bào), krông = sông, Krông Buk = sông tóc, kuôk = cuốc (cái cuốc), ksu = cao su, kwa = quay, kyâo = cây, lao = Lào (nước Lào), mai = máy, mnăm = măm măm, uống, mnuih = người, mtao = vua, pin = bến, pơng = đóng, puôt = tuốt (lúa), ruê = ruồi, yang = hoàng (trong chữ hoàng hôn), thần… (có vài từ có dấu ‘khác’ không gõ được), THẤY GIÔNG GIỐNG PHẢI HÔN!, ĐỬNG NÓI TIẾNG VIỆT LÀ TIẾNG DO NGƯỜI HÁN QUA ĐÂY DẠY CHO DÂN AN NAM TA NHÉ!!!’
Hay có thơ:
- Tuy nhiên, phải thừa nhận/Ông nổi tiếng ở đời/Nhờ những bài sấm ký/Về sự việc, về người… Thật lạ, nhiều tiên đoán/Lại rất đúng sau này/Như việc quân Pháp phá/“Tan tành Cổ Am Mây”… Hay việc ông đoán đúng/Thế chiến lần thứ hai/“Diễn ra năm Thân - Dậu”/Tàn khốc và kéo dài... (Thái Bá Tân)
Ngoài ra, còn có 4 câu của Thái Bá Tân hơi ‘mỉa mai’ về sự kiện ‘sấm Trạng đồn lung tung’ trong dân, nhưng tôi lên mạng tìm mãi không ra, xin hẹn dịp khác… Có một cái mà tôi chả hiểu là vì sao dân mình rất thích ra quán nói ‘huyên thiên’ mà tôi đã nghe nhiều lần, hết chuyện Trạng Trình đoán đúng, đến bà tiên tri mù Vanga nói ‘exact’, nhưng vì một lý do ‘lạ’ nào đó mà lại có người cố tình ‘dìm hàng (không chấp nhận) chuyện người Mỹ đã đi đái trên mặt trăng (ngày 20/7/1969, Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins…) hay chuyện ‘người máy’ của họ đã đi ị trên Sao Hỏa (Curiosity, ngày 6/8/2012)!, nhất là khi tôi nhắc đến ông Einstein hay Stephen Hawking thì lại bị hỏi:
- Lỗ đen là cái lỗ gì?, nói xạo, nó màu gì chứ làm gì mà có màu… đen!
Ha..ha..ha… Và tới lúc tôi kể là tôi có đọc một bản tin nói là ‘Trung Quốc mơ ước là nước thứ nhì lên mặt trăng’ (tương tự cho Nga và Ấn Độ), bằng chứng đây nè:
- ‘Sáng 24/10/2014, Trung Quốc đã phóng một phi thuyền không người lái từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam TQ. Đây là phi thuyền đầu tiên trong chương trình không gian của nước này sẽ bay quanh Mặt Trăng và trở về Trái Đất… Trước đó, TQ đã phóng 2 phi thuyền thám hiểm vào quỹ đạo của Mặt Trăng, nhưng không có phi vụ nào được hoạch định để trở về Trái Đất… Trung Quốc hy vọng một ngày nào đó ‘CÓ THỂ THEO CHÂN MỸ ĐỂ TRỞ THÀNH QUỐC GIA THỨ HAI ĐƯA CON NGƯỜI LÊN MẶT TRĂNG’... (nguồn: baomoi.com);
rồi hỏi: ‘Vậy ý thằng Tê Cu muốn nói ai là nước thứ nhất đã lên mặt trăng?’.
Anh ta ngồi xụi lơ và im re như cái cục cựt!... Vì sao vậy?, vì anh ta xem Trung Quốc là… thượng đế, mà đã là thượng đế thì phải nói đúng: thượng đế đã thừa nhận rằng đã ‘có nước đầu tiên lên mặt trăng’, và do đó thượng đế của anh ta đã vô tình phản bội cái tín ngưỡng gà mờ của anh ta!, ha.ha..ha…
*
Kết quả hình ảnh cho Bãi cọc Bạch Đằng
Nhưng thôi, quay lại chủ đề chính: Bãi cọc Bạch Đằng.
Nó nằm nổi khơi khơi ở trên mặt nước?, nằm có trật tự?, hàng dọc thẳng hàng dọc, hàng ngang thẳng hàng ngang?,  cắm thẳng đứng lên trời?, cây nào to, dài bằng cây nấy?...
Không. Không phải. Phải nhờ quá trình khảo cổ rất vất vả mà năm 1953 lần đầu tiên người ta đào ra nó nằm dưới lòng đất, ở Yên Giang, thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh), nên còn được gọi là ‘Bãi cọc Yên Giang’; cũng tại Quảng Yên, năm 2005 lần thứ hai đào được cọc tại phường Nam Hòa gọi là ‘Bãi cọc Đồng Vạn Muối’; năm 2010 lần thứ ba cũng đào được tại phường này gọi là ‘Bãi cọc Đồng Má Ngựa’… Nó tồn tại ở dưới đó cả ngàn năm (Ngô Quyền đánh quân Nam Hán năm 938, Lê Hoàn đánh quân Tống năm 981, và Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên năm 1288), vì nằm ở dưới sình, có yếu tố ‘âm-dương’ gì đó!... Nó không phải được sắp xếp ‘có trật tự’ mà theo hình chữ chi, mật độ dày, thưa tùy theo từng ‘ô’, không còn nguyên vẹn, có cây ngắn, cây dài, cây to, cây nhỏ, nghiêng một góc 15 độ (và quay về hướng đông, bãi Yên Giang) hay nghiêng 45 độ (bãi Đồng Vạn Muối) so với trục thẳng đứng với mặt đất (có tham khảo Nguyễn Tường Thụy và Wikipedia)…
Bãi cọc Bạch Đằng là nơi mà đứng đó, ta có thể lắng nghe tiếng vọng văng vẳng hồn núi sông:
- Trên dòng sông muôn bóng gợi trong trí ta
Biết mấy thành tích biết mấy gắng công thiết tha
Kìa quân Ngô Tiên Chúa chém giết quân Tàu man
Kìa quân Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Thoát Hoan
Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi
Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối
Người nay có hay đã vì chúng ta
Người hùng anh xưa giữ nước non nhà… (Lưu Hữu Phước)
*

Kết quả hình ảnh cho Bãi cọc Bạch Đằng

Còn ‘Bãi cọc’ mà Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Scott H. Swift cùng Đại sứ Mỹ Ted Osius đến tham quan ngày 6/10/2017 - và đọc Thần thơ ‘Nam quốc sơn hà’ bằng tiếng Việt: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên phận định tại thiên thư/Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư’ (The mountains and rivers that carved the southern empire, dwelled by the Southern Emperor/Its sovereignty is of nature's will and is allotted in script from the heaven/What gives these invaders the right to trespass it/They shall, in doing that, see themselves be defeated and shamed!) - là một ‘mô hình Bãi cọc Bạch Đằng’, cách ‘Bãi cọc thật’ khoảng 10km… Tôi mới biết thông tin này, và tự hỏi là tại sao ta lại không dẫn người Mỹ đến xem ‘Bãi cọc thật’?
...Trên thực tế thì cây cột (chùa Một Cột, xây dựng năm 1409) ở Hồ Gươm vẫn tồn tại gần ngàn năm đấy thôi!, tôi còn chứng kiến ở chùa Bái Đính một cây ‘gỗ lũa ngàn năm’ được vớt lên từ đáy sông Hồng và dùng làm tượng Quan Âm đấy thôi!... Nhưng cái ông Tôn-Tàu-Là-Thượng-Đế này cứ ngồi nhậu và chém gió liên miên ở nhà hay ngoài quán suốt đời, chả biết trời cao đất rộng là gì!, nên cứ tưởng là:

Bãi cọc Bạch Đằng
Là que mới… cắm
Ngồi nhà nhậu lắm
Gió thổi vi vu
Nước mừng nước ru
Cọc đưa lắc lắc
Anh suy bằng rượu
Anh tưởng bằng bia
Rồi anh làm thơ
Hơn Tân Thái Bá!
Ha..ha..ha…

***
Tại sao ở trên tôi lại nói ‘makeno = ai làm gì là chuyện của họ’?
Bởi vì vì có nàng nói ‘Khoác áo trí thức như vậy thật quá nặng nề, trong khi nhận mình ngu dốt lại là việc không dễ. Cho nên mới có chuyện người ta mượn lời Phật, nhắc nhau nào là Nhẫn nào là Buông Bỏ, rất khó phân biệt với Đầu Hàng và Chuồn’ (AN), hay ‘Nghe người ta nói những thứ cao siêu đến hoang cả đầu. Chỉ thèm chui trở lại những tháng ngày... vô gia cư. Con người là thứ sinh vật phức tạp nhất và thừa thãi nhất trong cả cõi vũ trụ này' (NN)…, mà làm gì còn loài người lâu nữa đâu mà đòi thừa với thãi!: họ phá rừng*, tàn sát động vật hoang dã, xả chất thải độc hại ra môi trường, ‘sáo tạng’ ra ‘ế thức hị’ để mà tàn hại lẫn nhau, chưa kể đến ‘Lệnh xé xác: Các ngươi phải chết từ từ’*… Vâng, con người cho rằng Trạng Trình, bà tiên tri mù Vanga hay ông ‘Muyên Tảo’ nào đó… phán như thánh!, nhưng lại đang cong đít đến trường đại học hay qua bên ‘giãy chết’ để học những Newton, Einstein hay Hawking, những Singapore, Paris, Hồng Kông hay Thung lũng Silicon!...
Cụ thể là có thể ‘giết’ Nguyễn Du bằng 2 câu lục bát quèn, ‘giết’ Phật bằng mấy từ ngớ ngẩn ‘đẻ ra từ hông’, ‘giết' Chúa bằng hai chữ lẩn thẩn ‘duy tâm’…, mà thay vào đó là làm ‘sống' dậy vị Thần Tiên Huyền = Siêu xe + Biệt Phủ + Ngân hàng Thụy Sĩ, Malta hay New Zealand… Cụ thể hơn là có người nói ông Lý Thường Kiệt đánh Tàu là ‘hỗn’!, hay nói là chả có cái Bãi cọc Bạch Đằng gì sất!...
Chả hiểu nhân loại đã tiến đến cái ‘thời kỳ mạt pháp’ gì mà lại sản sinh ra cái bọn mạt... óc này như vậy!

Rồi dưới dòng sông có vọng lên một câu chuyện… Thị Nở hỏi Chí Phèo thời @:
- Kiêu hùng và anh hùng khác nhau chỗ nào?
- ‘Hùng là trống, thư là mái. Anh là tinh hoa. Kiêu là một giống chim cú lớn. Gian là không thật thà (Tàng Thư Viện)... Huynh hát bài ‘Một đời kiêu hùng’ nói về Tiêu Phong, muội nghe nhé! (Ừ).
Anh hùng Khất Đan, luôn mong ước thanh bình
Lợi danh chẳng mang, bao ân oán không màng
Buồn phiền đã tan, thân ta theo làn gió mang khát khao tự do
Quay về chốn xưa, ta sẽ gặp nàng
Dù là cõi mơ, vui khúc tương phùng
Dìu nhau đến nơi khi xưa ta từng có những tháng năm bình yên.
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mot-doi-kieu-hung-dinh-vuong-linh.detcmYzoTxqq.html

- Vậy kẻ kiêu hùng là trên cả anh hùng, là anh hùng chân chính - không màng danh lợi, có tình có nghĩa, bênh vực kẻ yếu, không khuất phục trước bọn ác bá! (Ừ). Vậy với câu 'Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm', hay ‘Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý/Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Hoa sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên’*  thì Trần Hưng Đạo có phải là một nhân vật tuyệt đỉnh kiêu hùng không?
- Dĩ nhiên.
- Vậy thời nay có kẻ kiêu hùng như Trần Hưng Đạo không?

Chời!, muội hỏi khó quá, đi mà hỏi các fbker ấy!, huynh… chịu.
---------
Chú dẫn:
1.       Bãi cọc Bạch Đằng: Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê; bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ ‘chi’; cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy; độ dài trung bình các cọc từ 2m-2,8m; có cọc dài tới 3,2m; phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8m đến 1m; đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5m-1,5m; toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2m, nhô cao từ 0,2 đến 2m; mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5-2,2m. Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc Nam Hòa, tx Quảng Yên), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100m, dài 300m... Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7-10cm, to nhất là 20-22cm, có cọc dài trên 2m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng… (wiki)
2.       Các ngươi phải chết từ từ: Cuốn ‘Chết dưới tay Trung Quốc’ (Death by China) được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, ông Peter Navaro... Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của TQ trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những ‘sát thủ giấu mặt’ đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của TQ cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới… Xem thêm:  http://tintucquansu.info/trung-quoc-nguoi-viet-nam-khong-duoc-chet-nhanh-ma-phai-chet-tu-tu.html
3.       Kiêu hùng và anh hùng: ‘Tôi thường không thích nói về quân tử, ít khi nói về anh hùng, bởi anh hùng chân chính lại có mấy ai, nhưng tôi thường thích viết về KIÊU HÙNG, bởi kiêu hùng thực sự đa màu sắc, bởi kiêu hùng có thể phá vỡ ràng buộc bản thân, bởi kiêu hùng có lúc cũng thật xót xa…’ (tuynhuphong, wordpress.com)
4.       Người Mỹ lần đầu tiên lên mặt trăng: Sự kiện Apollo 11 đổ bộ lên Mặt Trăng được hơn 600 triệu người theo dõi trên khắp thế giới qua sóng truyền hình trực tiếp… Sau khi mất 76 giờ đi hơn 386.000 km trong không gian, Apollo 11 đã đến quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 19/7/1969… 2h56' ngày 20/7 (giờ UTC), Armstrong đặt chân lên bề mặt bụi bặm của Mặt Trăng. Trong những bước đi đầu tiên, ông đã nói lên câu nói bất hủ: ‘That's one small step for a man, one giant leap for mankind’ (tạm dịch: ‘Đó là một bước chân nhỏ của một người, nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại’)… Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng vào 19 phút sau đó…, ‘giày của Buzz Aldrin in dấu trên bề mặt Mặt Trăng, do Mặt Trăng không có không khí như ở Trái Đất, nên dấu chân này vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay’... Sau sứ mệnh Apollo 17 vào 14/12/1972, từ đó đến nay, không có ai lên Mặt Trăng nữa… (khoahoc.tv)
5.       ‘Ngôn ngữ Nam Đảo’, xem entry ‘Hán Việt thiệt bất ngờ’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1015-han-viet-thiet-bat-ngo-thu-gian.html
6.       Sông Bạch Đằng là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng)… Điểm đầu là phà Rừng, điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng… (wiki)
7.       Thơ người Tàu ca tụng Trần Hưng Đạo: ‘Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm/Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm’, xem thêm: https://www.tindachieu.com/news/2017/02/ca-chau-au-va-trung-quoc-deu-muon-co-duoc-nguoi-viet-nay.html
8.       Trần Hưng Đạo là Thánh tổ của Hải quân VN: ‘…Khánh thành tượng Thánh tổ hải quân Hưng Đạo Vương ở Trường Sa, sáng 6/5/2012, từ đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa, Việt Nam…’ (giaoduc.net.vn)

9.       Vì sao vùng núi phía Bắc liên tục sạt lở đất: ‘Chúng ta PHÁ RỪNG đầu nguồn, khai thác khoáng sản lâm sản không theo quy hoạch, nhiều hầm mỏ được đào bới lung tung đã gây tác động tiêu cực đến môi trường’ (PGS.TS Vũ Mạnh Lợi), ‘Những can thiệp xây dựng không theo quy định đã làm thay đổi dòng chảy, độ ẩm, sự tích nước của đất, dẫn đến sạt lở. Yếu tố dân sinh (khai thác, PHÁ RỪNG, đào đường) làm mất đi sự cân bằng, ổn định của đất’ (GS.TS Nguyễn Bá Kế)… (vnexpress.net )

24 nhận xét:

  1. Phạm Hiền (FB)
    Bãi cọc tự chuyển biến lần một, Thái Bá Tân tự chuyển biến lần hai để trở về mái nhà xưa.
    9 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, cái vụ Thái Bá Tân phức tạp lắm, chưa bình luận được!...
      Còn cái vụ 'Bãi cọc Bạch Đằng' là có thật, ngoài 2 ví dụ trong bài, tôi còn đi đến 'Chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông 1173 – 1210...' vẫn còn đó! - dĩ nhiên là có trùng tu...
      Thank anh.

      Xóa
    2. À, quên, hồi đứng ở Phà Rừng, tôi cứ tưởng Bãi cọc là ở ngay trên mặt nước, có cảm giác hơi ngờ ngợ: 'làm sao mà nó tồn tại và nằm ngay ngắn đến thế!'...,
      nhờ đọc lại bài viết của Nguyễn Tường Thụy và Wiki, tôi mới biết là 'nó' ẩn dưới sình, nằm sâu dưới lòng đất, do dân đào đất làm công trình gì đó mới dần dần phát hiện ra, có lẽ vẫn còn lai rai nữa!...

      Xóa
  2. Trần Đắc Khiết (FB)
    Bài viết phân tích hay cầu kỳ minh chứng đích thực
    Chúc mừng tác giả có đầu óc phong phú hơn người .!.
    8 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh làm tôi cười rồi nè, mấy năm trước, tôi có nói với nàng 'mèo' là tôi chả cái tài gì, nhưng xứ lý tư liệu rất nhanh,
      nàng lại hay... dìm hàng, cứ mỗi lần tôi đánh máy nhầm, như năm 2017 thành... 2710 thì ra quán cà phê chọc 'thế mà bảo có năng khiếu xử lý tư liệu!', hehe...
      Thank anh!

      Xóa
  3. Dư Sinh Hà (FB)
    VIÊT HAY VÀ ĐÚNG
    Mong có nhiều bài viết như thế này để mở mắt cho những kẻ u mê về lịch sử VN
    11 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra ngày ngày tôi viết cho vui thôi..., nhưng anh Phạm Hiền có câu cũng... trứ danh: 'Cứ cho là Kit (Kissinger, 'Hồi ký về Vietnam War') nói như thế đi thì câu nói đó kg phải là ngu. Nhưng cái ngu là những người ở ngay tại VN mà kg biết tí ti gì về lịch sử VN và cũng làm cho các thế hệ sau nghĩ mình dưới lỗ chèn heng chui lên',
      tôi kg biết cái lỗ chèn heng là gì (cười), nhưng dành chút thì giờ cho thế hệ sau hiểu thêm sử Việt thiết nghĩ cũng không đến nỗi vô bổ, anh nhỉ!
      Thank anh.

      Xóa
  4. DANH NGÔN - TRẦN HƯNG ĐẠO
    - Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THƠ NGƯỜI TÀU CA TỤNG TRẦN HƯNG ĐẠO:
      -Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý
      Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Hoa sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên.
      (Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm/Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm)
      Xem thêm: https://www.tindachieu.com/news/2017/02/ca-chau-au-va-trung-quoc-deu-muon-co-duoc-nguoi-viet-nay.html

      Xóa
  5. Lưu comt Hoài Phố:
    Mùa thu cong rát mắt nhìn
    Đang trong thực tại bỗng chìm ảo mơ
    Thế là anh cứ làm thơ
    Hương bay qua mũi lơ mơ dưới... chiều

    Trả lờiXóa
  6. He he, thì ngày xưa Tần Thủy Hoàng cũng bị giết vì tin rằng uống thủy ngân là trường sinh bất lão....mà không biết là kiêu hùng hay anh hùng huynh nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo… nguyên tắc thì những người làm điều ‘kinh thiên động địa’, hay làm chuyện xuất sắc hơn cả ngàn, cả vạn người khác thì gọi là anh hùng, mà người xưa căn cứ trên ‘võ nghiệp’, nói chung là trên ‘chiến trường’ hay ‘chính trường’ theo nghĩa rộng, và thường không quá phân biệt thiện ác...
      Nhưng bên Tây thì có khác, chắc hầu như ai cũng biết những anh hùng ‘hình tượng’ - gần như là ẩn danh, không màng danh lợi hay có thể yêu đương... tha thiết như Lucky Luke, Batman, Robin, Superman, Spiderman, Spy 007 (Điệp viên 007), hoặc đam mê ‘khoa học’ như Tin Tin, Conan, Sherlock Holmes, trong đó Spiderman được người Mỹ xem là ‘anh hùng vĩ đại của mọi thời đại’!
      Như vậy, mặc dù Tần Thủy Hoàng đã đả bại được quần hùng và lên ngôi Minh chủ võ lâm (Hoàng đế) thì trên lý thuyết dĩ nhiên là anh hùng, như trên thực tế người ta gọi Tần Thủy Hoàng là ‘bạo chúa’ chứ không gọi là anh hùng, nên lại càng không phải là một nhân vật… kiêu hùng!
      Nhưng MTV thì phải, hehe

      Xóa
    2. Thế theo huynh Lưu Bị có được gọi là kiêu hùng không? Ngày xưa xem Tam Quốc Diễn Nghĩa, muội cũng ngưỡng mộ Lưu Bị lắm, nhưng về sau đọc một vài bài phân tích thì thấy không như mình nghĩ...
      Kể cả về Nguyễn Ánh ngày xưa trong sử vấn được học Cõng rắn cắn gà nhà và ca ngợi Quang Trung... nhưng giờ đọc lại chính sử thì lại không phải thế, 13 vị vua nhà Nguyễn, có 10 vị được thờ tại Thế Miếu, và Gia Long được thờ trang trọng nhất vì là người sáng lập ra nhà Nguyễn và chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam...
      Ôi giá trị đảo lộn hết, hóa ra những gì mình từng biết chỉ là 1 nửa của sự thật mà thôi... đúng không huynh

      Xóa
    3. Nó tương đối thôi, Lưu Bị có thể là đại anh hùng, nhưng theo một định nghĩa khác thì không phải là kiêu hùng - kẻ khinh thường danh lợi nhưng có thể sống vì tình, bởi như huynh đã kể trong entry 1020:
      - 5 bạn ‘vong niên’ khác, đứa bị ung thư, đứa bị tân xông, đứa bị đái đường, đứa bị suy thận, đứa bị u não, nên lần lượt được nằm nghe nhạc ‘ò í e’ và xuống dưới làm nghề buôn muối hết rồi, bao nhiêu thứ vinh-hoa-phú-quý ở đời đều trả lại cho Diêm chúa hết rồi…
      Còn người Tàu nghĩ cũng chả khác, trong bài hát nói về Tiêu Phong:
      -Anh hùng Khất Đan, luôn mong ước thanh bình
      LỢI DANH CHẲNG MANG, bao ân oán không màng
      Buồn phiền đã tan, thân ta theo làn gió mang khát khao tự do
      Quay về chốn xưa, ta sẽ gặp nàng
      Dù là cõi mơ, vui khúc tương phùng
      Dìu nhau đến nơi khi xưa ta từng có những tháng năm bình yên.
      http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mot-doi-kieu-hung-dinh-vuong-linh.detcmYzoTxqq.html

      Thank muội, vui nhen!

      Xóa
  7. Phạm Thế Thuý (FB)
    Văn Sử Địa lý nước Việt - NGLB cực kỳ thông thái! Xứng danh CON RỒNG CHÁU TIÊN lắm đó he he...
    21 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chời, sao bằng sử gia... Phạm Thế Thuý ở Phủ Lý, Hà Nam, hehe,
      đùa tí, cám ơn nhé, tối vui!

      Xóa
  8. Phạm Thế Thuý (FB)
    Tui "ấm ớ" lắm! Chỉ đọc, học "lỏm" vài lời của các bậc Anh Tài một tí tí thui mà...
    21 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, học từ các bậc... kiêu hùng là hết ý rồi, hehe

      Xóa
  9. Vi Muadong (FB)
    Biết kể nhiều là mấy nàng sẻ buồn ngủ... Huynh cũng hiểu ý các nàng dữ he..:)
    5 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh bận viết bài mới... Mấy thiên thần bé nhỏ kêu pùn ngủ và hóc hu hu thì ai chịu cho thấu, hehe. Thank nhen!

      Xóa
  10. Đỗ Phú (FB)
    vậy là có hai bãi cọc, một nguyên bản và một là mô phỏng?
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yes sir, ...đúng rồi, làm mô hình một 'trận đánh' để tả lại (một) diễn biến lịch sử cho ngưởi đi tham quan xem thì tôi có từng chứng kiến rồi, bình... thường, thank bạn!

      Xóa
    2. Đỗ Phú
      chuyện đã ngàn năm, nếu mô phỏng thì làm trong viện bảo tàng, làm ngoài thực địa chi cho hao tiền tốn của. Đây đâu phải là bí mật quân sự

      Xóa