Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

448. Chủ nghĩa hư vô là gì nhỉ?

LTS: Xin rất cám ơn các blogger như Tiến sĩ kỳ lạ, Chiều tím, Phu Đoan, Tím Gốc Mai, Miêu Nữ, Hồng Ngọc, Hồ Điệp, Cuồng Từ, Lộc Vừng, Nặc danh, Đóm, Hạ Ngọc Tể, Hnl, Tuankd09, Đoàn Huyên, Vĩ Cầm Trắng... đã góp tư liệu cho bài viết này.
Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau

Em cứ tưởng gần anh thêm chút nữa
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em 
(Ngờ đâu - NGLB)

1. Một câu chuyện có thật
LB sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện có thật.
Đây là lời phát biểu của một ông… tiến sĩ:
‘Anh LB nói ‘hư vô’, không cho em ăn mặc đẹp (!). Sáng nay em muốn diện một bộ áo quần thật đẹp để đứng trước các sinh viên cho oai phong, nhưng nói như anh thì em không được chưng diện, tức quá à’.
Phải nói rằng bạn này có đọc Lão Tử, Trang Tử, Tagore, Nguyễn Du, Whitman… và đọc rất nhiều sách, kiến thức cũng như ai, và thậm chí hơn nhiều người khác.
Nhưng từ câu chuyện có thật này, LB cảm thấy là ‘chủ nghĩa hư vô’ đã bị thần thánh hóa, huyền bí hóa, ra-vẻ-trí-thức hóa, ngôn-ngữ-Hán-Việt hóa… mà làm cho ta, kể cả LB, rất khó hiểu, thậm chí hiểu sai, híc.. híc…
À, câu chuyện nói trên kể lại cho vui thôi, để dẫn đến các vấn đề dưới đây, 'sư phụ' đừng buồn nhé.
2. Hư vô là cái giề?
'Ngày hôm nay ta còn phấn khởi trong giấc mộng tuyệt vời của yêu đương, không ngờ một ngày nọ, chính tình yêu đó như một gáo nước lạnh dội vào đầu ta, làm cho ta rơi vào hố thẳm khôn cùng của sự tuyệt vọng: ta chết cùng hư vô.
Ngày hôm nay ta còn đi với nàng (hay ngược lại), không ngờ một ngày nọ, nàng đi với chàng khác: ta đau khổ đi vào cõi hư vô.
Ngày hôm nay, nàng còn là vợ ta (hay ngược lại), không ngờ một ngày nọ, nàng ngủ với ‘ông hàng xóm’: ta chết lặng trong cõi hư vô.
Ngày hôm nay, ta yêu con ta như thần thánh, không ngờ một ngày nọ, con ta chửi như tát vào mặt ta: ta rơi xuống đáy thẳm hư vô.
Ngày hôm nay ta đang có việc làm ngon lành, không ngờ một ngày nọ, ‘lão đó’ lên làm xếp, lão chơi trò ‘ném đá giấu tay’, ta phải rời khỏi ‘thương trường’: ta khắc khoải rơi vào cõi hư vô.
Ngày hôm nay, ta còn nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, không ngờ một ngày nọ, ta biết mình bị ung thư giai đoạn cuối: ta ngã nhào vào cõi hư vô...'. 

…Trong vật lý, để một vật đứng ‘yên’ trên mặt đất chẳng hạn, ngoài lực hấp dẫn F, còn có phản lực là –F. Từ hình dung này, có thể nói rất nôm na rằng, đối với chúng ta - không phải là các ‘cao thủ’:
Trạng thái 'hư vô’, đối với con người, là phản ứng (khá) âm tính nhằm chống lại các loại lực của cuộc đời mà tác động có hại đến tinh thần của họ, đặc biệt là lực gây nên đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, bị bỏ rơi, thất bại hay thất tình, bằng cách tìm mọi cách triệt tiêu các ‘lực đời’ đó để đạt được trạng thái ‘yên’ hay vô ưu trong tâm hồn, thậm chí có thể là cái chết.

3. Các dạng có bà con với hư vô
A Tử (trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’): 'Tiêu Phong đã bắt cóc Gia Luật Hồng Cơ và kề dao vào cổ y, Hồng Cơ buộc phải bãi bình và thề suốt đời không xâm lược nước Tống nữa. Tiêu Phong lúc đó ở thế tiến thoái lưỡng nan, một mặt nhà Tống không chấp nhận chàng (họ xem người Liêu là kẻ thù), mặt khác Hồng Cơ xem chàng là kẻ phản bội, chàng buộc phải tự tử để đạt được khát vọng tự do… Khi Tiêu Phong ngã xuống, A Tử tự móc mắt và ném trả lại cho Du Thản Chi, nàng lao đến ôm xác Tiêu Phong khóc vô cùng thảm thiết, không cho ai đến gần, rồi nàng cùng với cái xác của chàng lao xuống vực sâu để đạt được… sự bất tử của tình yêu! Ngay sau đó, Du Thản Chi cũng nhảy xuống vực chết theo nàng… Tình yêu của A Tử là một cái thực trong cái ảo, rất ‘người’ và đáng trân trọng. Nếu không có tình yêu thì không có con người, và do đó không có... tất cả mọi chuyện'.
*Bùi Giáng 'nhìn cuộc đời như một dòng sông chảy mãi không dừng trong cái thế giới thiên biến vạn hóa này, thoạt trông xô bồ hỗn độn, nhưng nó dường như có đó mà mất đó, trong một sát na đã chuyển dịch sang cái khác. Vậy thì ta là cái gì trong vũ trụ này? Con người chỉ giác chứ chưa ngộ, vẫn còn ôm cái 'sắc', do đó cái 'lưới thiên la địa võng' vẫn hữu hình: 'số phận luôn luôn tìm kiếm con người, còn con người luôn luôn theo đuổi số phận'! Vậy thì tại sao ta phải khư khư ‘cái đó là cái đó’ hay ‘nó phải như vậy’, ta có thể từ bỏ hết, bỏ sắc sắc không không, bỏ thiên đàng, bỏ địa ngục, bỏ Heidegger, bỏ Henry Miller, bỏ Nietzsche, và bỏ cả ‘ta’! Có phải cuối cùng chỉ có một lối thoát là ‘hãy về với ta’, về với tinh khôi, hãy quên đời, hãy say sưa mỹ nhân, hãy... 'phá' và hãy... điên cho lòng thanh thản!'.
*Dương Quá (trong truyện ‘Thần điêu đại hiệp’), không cha, không mẹ, làm ăn mày, ra đời bị hất hủi, đánh đập, bị hiểu lầm nghiêm trọng (giới giang hồ cho là loạn luân), thấy người đời toàn là tranh chấp, giết chóc nhau vì lợi danh, vì thế, chàng đã phản ứng lại mà sáng tạo ra môn võ công tuyệt thế 'ám nhiên tiêu hồn chưởng' mà chỉ khi bị đau khổ vì tình mới phát huy, và cũng như Lệnh Hồ Xung hay Trương Vô Kỵ, chàng thấy chỉ có duy nhất có tình yêu của Tiểu Long Nữ là đem lại hạnh phúc, vì thế chàng đã cùng nàng quay lưng lại với sự phù phiếm của thế tục bằng cách quy ẩn giang hồ: ‘Thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ’ (mà LB thường hay nói là vào Cổ Mộ).
*Hemingway 'đã biết mình bị rơi vào ‘số phận không kiếp’ và rất hy vọng rằng ‘tình khúc âm-dương’ sẽ gột sạch nỗi ám ảnh về hư vô mà luôn lảng vảng trong đầu ông, bằng cách lần lượt lấy trên 4 bà vợ. Nhưng ông (và cả ta) cũng thừa biết rằng ‘chỉ có những giây phút bất tử của tình yêu, chứ không có tình yêu bất tử’: lỗi không thuộc về các bà vợ của ông. Cuối cùng, vì tuyệt vọng kèm theo chứng bệnh ‘trầm cảm lưỡng cực’ (nghiên cứu do các nhà khoa học ở Viện Karolinska, Thụy Điển thực hiện), ông đành lấy súng bắn vào đầu một cái ‘đoàng’: hư vô biến mất…'.
*Khuất Nguyên (430-278) 'là một chính trị gia và là một nhà thơ có tài, nhưng không được triều đình tin cậy và bị sa thải, ngoài ra còn bị bọn ‘dung tục’ thời đó ghen tị đâm thọc: ‘Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói! Nén chí xưa, cam nỗi xót xa’ (Sở từ), nên uất ức quá mà phải nhảy xuống sông tự tử vào ngày mồng 5/5 âm lịch và sinh ra sự tích cái bánh chưng hay 'bánh gói'! (tương tự, Lý Bạch cũng nhảy xuống sông ôm trăng tự tử!)':
Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lý Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên (Nguyễn Trọng Tạo).
*Marquez 'được đánh giá là người ‘của’ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism): ‘cả chủ nghĩa siêu thực lẫn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đều nảy sinh trên mảnh đất của nó, đều là biểu hiện tính hiện thực của sự tồn tại con người. Khác nhau ở chỗ, chủ nghĩa siêu thực phù hợp với cái vô thức của cá nhân và tư tưởng Freud, còn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thì phù hợp với cái vô thức của tập thể và tư tưởng triết học Jung' (theo nhà nghiên cứu văn học Auor Ocampo), hay ‘đó cũng là lúc Marquez đam mê những sự việc và nhân vật kỳ lạ, khác thường, coi thực tế như tổng hòa những mẩu chuyện lạ’ (nhà văn Vargas Llosa)'.
*NGLB
-'Khi nghĩ đến cái chết, mình bỗng nhiên thấy có chút thú vị. Ôi, sống thì phải có vài người mất lòng với mình thế này thế nọ, rồi nghe ‘tôi thế này, tại sao anh thế kia’ suốt ngày, rồi ‘cái anh chàng đó như thế này như thế nọ’, làm việc thì phải chấp nhận, im lặng (hay đồng tình!) mà nghe xếp nói ‘tôi là số một’ suốt ngày, chán lắm, rồi ra đường thì vô cùng ồn ào và kẹt xe tùm lum, rồi chạy hết chỗ này đến chỗ kia hàng nửa tháng hay mấy tháng để chạy một thủ tục nào đó, rồi đến chuyện theo trường phái này trường phái nọ… Thế thì chết đi là sướng nhất!, hì.. hì...'.
-'Hắn chợt biết ta xuất hiện từ vô lượng kiếp và tồn tại vô cùng ngắn ngủi. Ta là một cá thể không biết đâu là nguồn gốc xuất xứ và không biết đâu là bến bờ. Hắn chạnh lòng nghĩ, ta là ai? Và hắn chợt bàng hoàng biết rằng ta không là ai cả…’.
*Ngọc Nữ: ‘Khi sinh ra, nàng đã bị mù. Cũng nhờ lai Tây nên nàng có thân hình hấp dẫn - vú to mông nở: 'Mái tóc bạch kim của chị óng như tơ dù có những con chấy kí sinh ở đó, mắt chị trong như pha lê mặc dù chị bị mù. Đôi môi chị đỏ mọng như mào gà trống. Đôi vú chị như cặp vó trắng của con ngựa hồng - Mạc Ngôn, Báu vật của đời - Tr. 809'. Thời đó (nạn đói năm 1960), người dân rất nghèo đói, mẹ nàng đã từng ăn cắp mấy hạt bắp/đậu của nông trường, nuốt vào bụng, rồi về nhà mửa ra, rồi nấu cho con ăn, vì vậy mà bà bị hình phạt vô cùng sĩ nhục là ‘bịt rọ vào miệng’ khi vụ ăn cắp này bị nông trường phát hiện. Sau đó vì để mẹ và chính bản thân mình khỏi quá âu sầu lo lắng cho kiếp nhân sinh đầy tủi nhục, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, xác của nàng trôi dập dềnh trên mặt nước... Thế là nàng ‘vú to mông nở’ - trôi vào vòng xoáy của cuộc đời này - đã được giải thoát khỏi cõi trần ai mù lòa để đến một thiên đường ‘vô ưu’ nào đó không biết’. 
*Phạm Thái - Trương Quỳnh Như: 'Tình yêu của hai người đã không bị hạn chế bởi cái vòng luân lý (cổ điển) thời đó, và đặc biệt là đã vượt qua bức tường ‘Khổng-Mạnh’. Trương Quỳnh Như đã chết để mãi mãi ôm người tình trong quả tim mình và do đó nàng đã đạt được ‘khát vọng của tự do’, không những thế, cái chết của nàng cũng như mối tình của hai người đã và đang làm rung động bao quả tim của hậu thế. Và tình yêu không hẳn là được sống bao nhiêu năm, không hẳn là được luôn nằm trong vòng tay của người tình, mà tình yêu là… khát vọng được yêu rực cháy trong trái tim ta không bao giờ tắt!':
Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao (Bùi Giáng).
*'Sở Lưu Hương (trong truyện ‘Đạo soái Sở Lưu Hương’) đã gom được 4 mỹ nhân là Tô Dung Dung, Tống Điềm Nhi, Lý Hồng Tụ và Trương Khiết Khiết mà đã cùng 'Hương soái' vẽ nên một thiên tình sử bi tráng và cảm động nhất trong truyện kiếm hiệp của Cổ Long… Sở Lưu Hương sau khi cưới Trương Khiết Khiết thì ở lại luôn trong một hang động (nơi thế ngoại đào nguyên), để cho Hồ Thiết Hoa vừa uống rượu một mình vừa khóc lóc 3 tháng liền rồi buồn chịu bỏ đi, cũng có lẽ vì Hương soái cảm nhận được cái khả năng sẽ bị cô độc trong cái thế giới quá xô bồ này'.
*Tạ Tốn (trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’) 'có biệt hiệu là 'Kim mao sư vương', bị sư phụ là Thành Khôn với ý đồ chính trị, giả say hãm hiếp vợ y, rồi giết vợ con và toàn bộ người nhà của y cả thảy là 13 người, vì thế y vô cùng đau khổ và nuôi chí phục thù. Sự đau khổ đó đã chuyển thành tiếng rống thảm thiết 'Sư tử hống', thành môn võ tự đau khổ 'Thất thương quyền', và đã biến thành tiếng chửi thượng đế là 'Lão tặc thiên', tuy nhiên cuối cùng y giác ngộ và thành phật'.
*Trịnh Công Sơn: 'Với những từ có vẻ ‘mơ hồ’ như: cõi tạm, một cõi đi về, hạ trắng, cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu địa đàng, cánh vạc bay, trái phá con tim mù lòa, nỗi chết cơn đau thật dài, cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, thiên thu là một đường không bến bờ…, sau năm 1975, một số người nói nhạc Trịnh là ‘nhạc vàng’, còn ‘ý tưởng!’ của Trịnh thuộc loại hư vô, siêu thực hay hiện sinh (từ Phật/Thiền, Jean Paul Sartre, Albert Camus...), nhưng vào thời đó, nhận xét này cũng là bình thường thôi'.
Trịnh Công Sơn nói: ‘Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...’, hay ‘Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống’... 
*Tú Uyên và Giáng Kiều: '...Cả tháng trời trôi qua, không thấy bóng nàng, Tú Uyên vô cùng hối hận và sau đó vì tuyệt vọng nên chàng treo cổ tự tử, đúng lúc đó thì nàng lại xuất hiện. Chàng khóc lóc, năn nỉ ỉ ôi, xin lỗi vợ, nàng động lòng tha thứ cho chàng, hai người lại sống với nhau đằm thắm hơn xưa và khoảng một năm sau thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Chân Nhi… Sinh ly tử biệt vốn là chuyện ở đời, cuối cùng Tú Uyên theo Giáng Kiều cưỡi hạc lên cõi tiên, còn đứa con trai của hai người ở lại cõi trần, một hậu quả sản sinh ra từ chuyện ‘sa lưới tình’ của Giáng Kiều, và có phải nàng là một tiên nữ biết thưởng thức sự tuyệt vời của điệp khúc ái ân trần thế!'.
4. Kết luận
Trả lời bạn ‘Nặc danh’ về vấn đề tâm linh, mình có nói:
LB hiểu, Bội Ngọc nói đúng (thượng đế, linh hồn, quỷ dữ, hữu dụng): không phản đối. 
"có nhiều người nói đúng, 
nhưng đúng có rất nhiều cách nói, 
và vì thế, 
có rất nhiều môn phái" (entry 444).

Không quan tâm lắm đến Trang Tử, Nietzsche, Phạm Công Thiện, Kapka, Marquez, các thiền sư hay thánh nói gì gì đó, ta có thể hiểu theo cách bình thường: hư là mờ ảo hay không thực (hư hư thực thực), còn vô là không hay vô thường (luôn biến đổi).

Cái ‘không’ ở đây đối với lão bá tánh thì khá rõ ràng rồi, đủ xài rồi. Còn còn cái ‘không’ trong Kinh Dịch hay trong thế giới tự nhiên là rất rắc rối, nó có nguồn gốc trước thái cực hoặc là một trạng thái 'hư không' (vacuum) nào đó xuất hiện từ sự thăng-giáng trong vũ trụ (entropi, xem entry 445), vì thế mà nó hư hư ảo ảo, mà trên thực tế, ta có thể ‘mặc kệ nó’ = MAKENO.
Và cuối cùng, ‘Con người chứ không ai khác đã tự sản sinh ra tình yêu sau khi ăn trái cấm, mà thượng đế chỉ ban tặng cho họ không gì khác là hai xác thịt chứa đầy rẫy những tình dục, cô đơn và đau khổ. Chính tình yêu làm cho con người vượt qua giới hạn của chính - tà, vượt qua nỗi cô đơn, nhẹ đi đau khổ và đặc biệt tình yêu là liều thuốc thần diệu giúp con người vượt qua nỗi ám ảnh về hai chữ hư vô’... HẾT.
----------------------------
1.Các entry có liên quan:
2.Các vần ‘thơ’ hư vô
-Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó... (Apollinaire, Bùi Giáng dịch)
-Ta muốn trở về thế giới của hư vô...
Những chiếc lá vô tư bay giữa cuộc đời
Dịu ngọt như bờ môi người thiếu nữ
Nếu có một lần anh nếm thử
Xin giữ giùm niềm tâm sự giấu trên tay
Hết nhân duyên, hết cuộc sống lưu đày
Tất cả sẽ gặp nhau trong vô cùng cõi nhớ. (Đoàn Huyên, entry 436)
-Ca ngợi Cô Đơn có nghĩa là
ta đang ca ngợi Tình Yêu trong ta
đã và đang bùng dậy
từ sâu thẳm cuộc sống nhân sinh...
trong sự Cô Độc chính ta,
nhờ vậy ta cảm thức được trong ta
đã và đang có một Tình Yêu... (Hồ Điệp, entry 442)
-Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… (Jack London, Xuân Diệu dịch)
(I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze
than it should be stifled by dry rot)
-Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
Nén chí xưa, cam nỗi xót xa
Thánh hiền xưa cũng như ta
Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong! (Khuất Nguyên, Nhượng Tống dịch)
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovsky)
-Cô đơn nào giữa cuộc đời
Cô đơn lòng thấy chơi vơi đêm về
Cô đơn chìm giữa cơn mê
Cô đơn than khóc cũng về hư không
Cô đơn nơi chốn biệt phòng
Cô đơn tin nhắn nào mong đến mình
Cô đơn dòng chữ vô tình
Cô đơn thượng đế lặng thinh chẳng nhìn (Cô đơn - NGLB)
-Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là... thế thôi. (Thanh Tùng)
-Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi 
… Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui… (Trịnh Công Sơn)
-Và rồi mùa thu qua trống tênh buồn vui 
Vùi lòng mình băng giá, tháng năm lặng trôi 
Chỉ còn đêm nay hãy đến bên anh 
Chỉ còn đêm nay hãy đến bên anh 
Nếu ngày mai bước chân anh về 
Một xác lá rơi bên hè... mùa đông tái tê (Trương Quý Hải)
-Đến hôm nay - buổi hoàng hôn nơi phiến đá
Rêu phong đã mọc đầy nghe buốt giá con tim
Ta nhắm mắt và tưởng tượng trong đêm tối im lìm
Những vì sao lấp lánh của một thời vụng dại.
Ta muốn trả trái tim cho hư vô - xin trả lại
Cả những niềm đau và xa xót... mong manh
Trả lại những dấu yêu của ngày tháng trong xanh
Cái trong xanh dối lừa tận cùng ác độc.
Chỉ một lần thôi, một lần thôi ta cầu xin chút lộc
Của cành non khi trời đã hoàng hôn
Những niềm đau - niềm đau ta sẽ vùi chôn
Ôi! tháng năm sẽ không còn là khất thực.
Xin một lần thôi- một lần thôi để không còn ngờ vực
Chút thật lòng - cho cây lá xanh hơn
Cầu thế gian này sẽ không còn đau xót tủi hờn
Và biển ơi - xin lặng yên bão tố.
Xin một ngày thôi - một ngày thôi chẳng còn sống trong nhung nhớ. (Vô đề - Vĩ Cầm Trắng, entry 436)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn. (Yesenin)… 

27 nhận xét:

  1. Hemingway đã biết mình bị rơi vào ‘số phận không kiếp’ và rất hy vọng rằng ‘tình khúc âm-dương’ sẽ gột sạch nỗi ám ảnh về hư vô mà luôn lảng vảng trong đầu ông, bằng cách lần lượt lấy trên 4 bà vợ. Nhưng ông (và cả ta) cũng thừa biết rằng ‘chỉ có những giây phút bất tử của tình yêu, chứ không có tình yêu bất tử’: lỗi không thuộc về các bà vợ của ông. Cuối cùng, vì tuyệt vọng kèm theo chứng bệnh ‘trầm cảm lưỡng cực’ (nghiên cứu do các nhà khoa học ở Viện Karolinska, Thụy Điển thực hiện), ông đành lấy súng bắn vào đầu một cái ‘đoàng’: hư vô biến mất…

    Trả lờiXóa
  2. Ngày chủ nhật thật vui anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn thiên thần nghen,
      LB đang Format lại bài,
      chúc ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
    2. “Một tối, trời mưa to,
      tôi trú mưa trong nhà thờ.
      Tôi ngạc nhiên khi thấy
      có một người nước ngoài
      tự nguyện đến đây.
      Tôi bước vào trong,
      thấy lạc lỏng,
      có lúc tôi phải quỳ xuống
      vì mọi người đều quỳ.
      Bỗng tôi thấy một thiên thần bé nhỏ,
      bên trái, quỳ trước mặt tôi.
      Tôi bỗng thấy bớt lạc lỏng,
      lòng nhẹ nhàng, tim rộn ràng,
      và tôi cám ơn ‘ai’ đã sinh ra nàng”.
      LB tặng Maika bài này nghen, xin cám ơn thiên thần, NGLB.

      Xóa
  3. Lưu comt Mực Tím:
    Thu về tím tím xa xa
    Mắt em sáng quá làm nhòa mắt anh
    Người em, cong dáng thơm lành
    Anh mơ bay đến, ôm tròn dáng em.

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt Chu Ngọc:
    "Anh đến nhà em có cher-ry
    Em tiễn anh đi, chẳng nói gì
    Anh bay xa lắc, đời gần hết
    Trở lại vườn xưa, em đã đi"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vườn em vẫn thắm đỏ cher-ry
      Em vẫn về thăm, nhớ người đi
      Nhớ mùa xưa ngọt hương quả chín
      Anh hái trao em, chẳng nói gì..
      Em tặng anh một chùm cherry chín bên nhà, anh sang bên em măm cherry nhé!

      Xóa
    2. Sao em chả nói gì, măm măm đi chứ, hihi...
      Nhớ nhanh chân ghê, tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  5. Những phân tích, dẫn chứng thật dễ hiểu và quá đầy đủ về hai chữ HƯ VÔ.
    Cõi nhân sinh THỰC và HƯ luôn biến đổi (trong sự giải thoát).
    Mới có đấy rồi lại mất đi, mất đi nhưng thực sự vẫn để lại hình tượng.
    Cám ơn Anh về bài viết như một bài học ở giảng đường.
    Chiều chủ nhật nhiều niềm vui Anh LB nhé.

    TB : đám giỗ Cha của Đóm vào đúng dịp Trung thu nên mấy ngày qua Đóm rất bận chưa kịp đọc các entry trước. Đóm sẽ đọc từ từ nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, đám giỗ mà kg mời LB nhé!
      TT này LB chỉ nghe ồn ào trước cổng 1 tiêng thôi...
      Cám ơn nhé, chiều CN ngọt ngào.

      Xóa
  6. một câu chuyện có thật.
    Đây là lời phát biểu của một ông… tiến sĩ:
    ‘Anh LB nói ‘hư vô’, không cho em ăn mặc đẹp. Sáng nay em muốn diện một bộ áo quần thật đẹp để đứng trước các sinh viên cho oai phong, thế mà anh không cho,..

    LB ni chi lạ rứa, biết mô đc bộ đồ đó vừa đẹp vừa lịch sự đứg đắn, mặc đứng trc sv thì tốt chớ sao! Phản đối, hì...
    CN vui vui aLB hỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, ông tiến sĩ nghĩ hư vô là... không được mặc đồ đẹp, hihi...
      Chứ mặc đồ đẹp như cô Cuộc sồng, LB đâu có dám... chê, hehe...
      Thank CS nghen, chiều CN ngọt ngào.

      Xóa
  7. Lưu comt Phu Doan:
    "Quảng Trị còn ghi tiếng hát xưa
    Mười năm chưa thấy lại bóng người
    Đời tôi thăng giáng đi đây đó
    Một mối tình qua mãi nhớ hoài"

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt Mưa rừng chiều:
    "Mưa rừng chiều khách du ướt lạ
    Gió mạnh về cà cạ tấm thân
    Chiều em đứng đó phân vân
    Rủ anh tối gặp sao đành lãng quên!
    Rời xa phố núi, đời lênh đênh
    Bắc Nam qua lại, những mối tình
    Nhiều khi nhớ lại bâng khuâng
    Dáng xưa còn đó, hương vần vũ tôi"
    LB sang thăm MRC, chúc chiều vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mưa rừng chiều 5:19 PM
      lá bàng bay nhẹ với gió thu
      lòng tôi xao xuyến lại thẫn thờ
      thu đem thương nhớ sầu vương mắt
      người đã xa rồi mưa thu rơi
      hỏi người nơi ấy còn có nhớ
      ghé lại cho tôi bớt tủi lòng

      Xóa
  9. tôi hư vô bắt em vào
    trong vô miên một tình lao xao tình ...

    Trả lờiXóa
  10. Lá Bàng gom từng chiếc
    Đêm ngày sao thắm thiết
    Nhiều điều ta chưa biết
    Thật hửu ích và lí triết
    Chúc ai rộng kho tàng
    Cùng nhân loại an nhàn
    Mỗi ngày mỗi ngày sang
    Luôn vui và an nhàn nhé huynh LB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi....
      LB luôn hiểu 1 cách đơn giản
      và hiểu theo ý mình...
      Cám ơn mấy dòng ngũ ngôn nghen,
      tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  11. Lưu comt Quốc Lạc:
    “Tối về bến Ninh Kiều,
    đoàn người lên du thuyền,
    ăn nhậu và nghe ca vọng cổ.
    Bỗng tôi thấy một thiên thần bé nhỏ,
    mặt trái soan, da trắng bóc,
    đẹp như tiên nữ.
    …Nhắn qua nhắn lại hoài,
    tình cảm phát sinh,
    cuối cùng, nàng cũng hẹn gặp tôi,
    tâm sự cà phê cà pháo,
    hai, ba, bốn lần gì đó.
    Những đêm tối đen mờ mịt - bỗng nhiên rực rỡ,
    tôi ngồi cạnh nàng, rất rung động.
    Một hôm, nàng có nhờ tôi… cái gì đó.
    Rồi… biến mất vĩnh viễn,
    điện thoại cứ mãi ‘ngoài vùng phủ sóng’.
    …Nhưng đến giờ, tôi vẫn nhớ
    kỷ niệm về một cô em gái nhỏ,
    rất thật nhưng cũng rất… ảo”

    Trả lờiXóa
  12. Đúng là phong cách của anh LB....
    Chúc mừng anh có thêm một bài viết hay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui cha, bạn TMC dạo này đọc kỹ quá,
      mình biết bạn theo đạo,
      nhưng quan điểm của bạn rất thoáng,
      mình... vui.
      Chúc bạn mọi điều an lạc, thân ái, NGLB.

      Xóa
  13. Hic, kiến thức của a rộng quá, e bái phục đó nha. Giờ chỉ muốn được ăn socola thui ạ, không thì vào cõi hư vô đây...He he. Chiều vui nha a,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, nếu có tím thì hư vô đương nhiên biến mắt, hihi...
      Chắc vậy!
      Chúc tím tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  14. Em sang thăm anh LB nè , ngày mới sức khỏe nhiều anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn QL,
      cái gì mình cũng lấy ở trường đời ra hết, đừng cười nhé,
      chúc tối vui.

      Xóa
  15. Đúng là A Lá Bàng gom tất cả trường đời vào bộ nhớ của mình.
    Chúc Anh say giấc nồng
    Thiên thần nhỏ mầu hồng
    Du giấc ngủ dịu êm...
    Chúc ngủ ngon A nhé...

    Trả lờiXóa